Tại sao sự cộng tác giữa kinh doanh và học thuật là vũ khí bí mật của nuôi trồng thủy sản
Sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và các công ty trong ngành là điều kiện cần thiết cho sự phát triển liên tục của ngành, theo các nhân vật quan trọng trong mối quan hệ kéo dài 37 năm giữa cơ sở nuôi trồng thủy sản INVE và trường Đại học Ghent.
Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ của INVE với trường Đại học Ghent đã dẫn đến nhiều đột phá về dinh dưỡng của
Tại một sự kiện do hai bên đồng tổ chức, các nhà nghiên cứu nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản và những người trong ngành đã giải thích lý do tại sao việc dung hòa những nỗ lực và chuyên môn của họ lại với nhau đã giúp cải thiện toàn bộ ngành.
Philippe Léger - cựu giám đốc điều hành của cơ sở nuôi trồng thủy sản INVE, điều này đã giải thích nguồn gốc của mối quan hệ được bắt đầu sau mối quan hệ với INVE mà trước đây được gọi là Hệ thống Artemia. Hrjr thống này mở rộng từ Trung tâm tham khảo Artemia của trường đại học Ghent bằng sự nỗ lực trong việc phát triển các sản phẩm đang được sản xuất tại trang trại chủ yếu dựa vào những phát hiện của trung tâm. Họ đã duy trì mối quan hệ đối tác nghiên cứu và phát triển kể từ đó.
Mối quan hệ hợp tác này đã giúp phát triển và thương mại hóa nhiều sản phẩm dựa trên hệ thống Artemia vào những năm 1980, đưa công ty chuyển từ chỉ sản xuất thức ăn tươi sống sang phát triển các loại bào xác đặc biệt có các đặc tính dinh dưỡng cụ thể. Từ đó, mối quan hệ nghiên cứu và phát triển với phòng thí nghiệm vi sinh của trường đại học cho phép Hệ thống Artemia tập trung vào cả phương diện sức khỏe và dinh dưỡng của trại giống. Vào đầu những năm 2000, công ty đã bắt đầu mô tả các loài trực khuẩn khác nhau với hy vọng phát triển các lợi khuẩn có hiệu quả được thiết kế dành cho nuôi trồng thủy sản.
Những mối quan hệ hợp tác sâu hơn với Khoa Thú y của trường đại học Ghent và Viện Công nghệ Sinh học VIB đã giúp cho INVE tiếp cận với những ý kiến của giới chuyên môn đẳng cấp thế giới về bệnh tật và di truyền học mà những kiến thức này có thể được áp dụng vào nuôi trồng thủy sản. Do đó, cách đây khoảng 10 năm, INVE đã ký một thỏa thuận trong khuôn khổ với Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Nuôi trồng Thủy sản UGent, theo đó hiệp định cho phép công ty tiếp cận rộng rãi với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Léger đã giải thích rằng phương pháp tiếp cận nghiên cứu đa ngành này là cách tốt nhất để phát triển các sản phẩm mà có thể giải quyết các vấn đề hiện tại của trang trại.
“Nền tảng đa ngành này rất quan trọng đối với một công ty như INVE để họ phát triển các giải pháp có tác động thực sự đến các trang trại cá,” Léger cho biết.
Ai nắm quyền sở hữu trí tuệ (IP)?
Vì ngành nuôi trồng thủy sản còn tương đối mới, vẫn còn nhiều đổi mới từ giới học thuật. Athene Blakeman - người đứng đầu đơn vị Dinh dưỡng cao cấp của Benchmark cho biết rằng ngành nuôi trồng thủy sản cần có bề rộng nghiên cứu cũng như sức khám phá và đổi mới ở cấp độ cao do giới học thuật tạo ra. Có nhiều đối tác nghiên cứu đến từ các tổ chức khác nhau là một lợi ích. Công ty có một khối thị trường chung rộng lớn hơn để thu hút vào và có nhiều khả năng phát triển một sản phẩm có thực lực mà có thể được sử dụng rộng rãi giữa các nhà sản xuất. Trên hầu hết các loài nuôi trồng thủy sản, các nhà sản xuất không đủ hợp nhất để thực hiện loại nghiên cứu nội bộ này.
Blakeman cũng đã giải thích rằng nếu các tổ chức học thuật nắm giữ được quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với một công nghệ thì việc áp dụng công nghệ đó trên nhiều ngành công nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Còn nếu một công ty nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ thì họ có thể muốn giữ ứng dụng của mình giới hạn trong một ngành cụ thể. Bà ấy đã sử dụng các biện pháp kiểm soát ký sinh trùng làm một ví dụ. Nhiều công nghệ đã được phát triển dành cho nông nghiệp và chúng thể hữu ích đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các công ty có thể do dự trong việc đăng ký các sản phẩm công nghệ này cho hoạt động chăn nuôi cá, vì họ muốn giữ chúng chỉ áp dụng cho cây trồng mà thôi.
Mối quan hệ hợp tác lý tưởng
Theo quan điểm của Blakeman thì ông ưu tiên mối quan hệ cộng tác lâu dài. Việc phát triển một mối quan hệ đối tác trong nhiều năm cho phép cả những công ty trong ngành và các nhà nghiên cứu hiểu được những mục tiêu của nhau. Điều này xây dựng niềm tin và tính minh bạch cao hơn, dẫn đến kết quả tốt đẹp hơn. Theo kinh nghiệm của cô thì mối quan hệ hợp tác nghiên cứu lâu dài có nghĩa là các bên liên quan được tự do với ý tưởng của họ hơn và không lãng phí thời gian liên tục thương lượng lại bản in đẹp. Điều này không xảy ra đối với các mối quan hệ đối tác hoàn toàn là giao dịch.
Léger và Blakeman tại phòng thí nghiệm của INVE
Việc hợp tác với các tổ chức học thuật đảm bảo rằng cả hai bên luôn thành công và có sức cạnh tranh. Thành công chung này có thể trở thành vũ khí bí mật của ngành nuôi trồng thủy sản. Bà phản ánh: “Ngành nuôi trồng thủy sản cần có học thuật để giúp họ nó đối mặt với những thách thức khó khăn chưa được giải quyết." Theo quan điểm của bà, vì phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản ở quy mô nhỏ và diễn ra ở các nước đang phát triển nên ngành công nghiệp này có nhiều cơ hội để đút kết những hiểu biết chuyên sâu về mặt học thuật để giải quyết các vấn đề hiện tại trong trang trại.
Nhưng không chỉ các nhà sản xuất trên quy mô nhỏ mới được hưởng lợi ích từ hợp tác nghiên cứu. Như Blakeman đã quan sát thấy, ngay cả lĩnh vực cá hồi Đại Tây Dương đã được công nghiệp hóa cao vẫn đang tham gia vào các nghiên cứu có nền tảng tại trường đại học để giải quyết các vấn đề như rận biển và bệnh lỵ amip.
Không biết liệu mối quan hệ hợp tác của INVE và Ghent có tiếp tục kéo dài trong 37 năm nữa hay không, nhưng rõ ràng đây là một mối quan hệ hợp tác đã chứng minh được tính hiệu quả không chỉ cho hai tổ chức mà còn cho cộng đồng nuôi trồng thủy sản rộng lớn hơn nữa. Khi nuôi trồng thủy sản phát triển thì nhiều thách thức mà các nhà sản xuất phải đối mặt cũng tăng theo và điều quan trọng là ngành công nghiệp và giới học thuật phải tiếp tục làm việc cùng nhau để khắc phục những vấn đề này.
Related news
Các nhà khoa học vừa mới tìm thấy một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C.
Chương trình thử nghiệm nhằm kiểm tra cách thức sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện tính an toàn của thủy sản nhập khẩu.
Một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể giúp đưa ra đánh giá chi tiết về da cá hồi Đại Tây Dương hiện đang được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Nofim