Home / Cây công nghiệp / Cây chè

Tại sao phân bón có tính kiềm lại tốt cho cây chè?

Tại sao phân bón có tính kiềm lại tốt cho cây chè?
Author: Trọng Hòa
Publish date: Saturday. August 28th, 2021

Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trong canh tác chè là lựa chọn khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng của bà con nông dân.

pH tốt nhất cho chè từ 4,5 - 5,5

Chè được trồng từ lâu ở vùng núi phía Bắc và Lâm Đồng, thích hợp trên đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, độ dày tầng đất từ 60cm trở lên, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước.

Đất trồng chè có phản ứng chua vừa đủ (pH tốt nhất là 4,5 - 5,5) tạo điều kiện cho bộ rễ khỏe, ít nhiễm bệnh, búp chè giòn, lá non dày, gia tăng các hợp chất hòa tan nhất là chất tanin và cafein trong búp non.

Nếu pH thấp quá sẽ hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây chè, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh. Mặt khác, còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất  N,P, K, Ca, Mg của cây chè.. và hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Từ Bắc đến Nam, cây chè chủ yếu được trồng trên đất đồi núi, đất dốc. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hầu hết các loại đất trồng chè thuộc đất feralit hóa, hình thành trên đá phíến thạch sét màu nâu vàng hoặc nâu xám nên có phản ứng nghiêng về chua.

Những năm đầu khai phá rừng làm nương dãy, đất đồi còn rất tốt, rất thích hợp cho cây chè. Qua nhiều năm canh tác, do quá trình sói mòn, rửa trôi: Nước mưa và nước tưới dư thừa cuốn theo các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ làm cho đất mất chất kiềm trở nên chua.

Cây sinh trưởng lâu năm trên đất, hút các dưỡng chất từ đất như N,P,K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… lâu dần đất mất các chất kiềm trong khi nông dân chưa chú trọng đến khâu bồi dục đất, chủ yếu bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4),… mặt khác còn lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích… sau 1 thời gian dài dẫn đến đất chua, chai và cằn.

Thực tế đã làm đất chè ở đây thay đổi rất nhiều cả về lý, hóa tính đất, đặc biệt làm hạ thấp quá độ pH đất, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xúất chè.

Khảo sát thực trạng thâm canh cây chè Phú Thọ,Thái nguyên,… cho thấy một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm giảm năng suất, chất lượng cây chè búp  phần lớn là do khâu phân bón, do việc lựa chọn phân bón không phù hợp và việc sử dụng phân bón thiếu khoa học…

Hiện nay bà con nông dân vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng; thường dùng các loại phân hóa học có gốc chua và tan nhanh như ure, SA… Nhiều nông dân rất thích bón các loại phân giúp cây chè xanh ngay nên chọn đạm là phân bón chủ lực cho cây chè.  Với 7 – 8 lứa hái búp chè trong năm cũng là 7 – 8 lần bón đạm.

Hơn nữa bà con thường bón phân theo trời mưa, rải phân ngay trên mặt luống chè. Việc bón phân như vậy vừa gây lãng phí lớn do quá trình sói mòn, rửa trôi, vừa gây chua và phá kết cấu đất mà năng suất chè vẫn không cao, trái lại sâu bệnh bùng phát, nông dân lại phải nhiều lần phun thuốc phòng trư sâu bệnh cho mỗi lứa hái.

Tiếp chuyện với anh em cán bộ kỹ thuật cơ sở được biết thêm: nhiều anh em không dám uống chè lạ vì người dân sử dụng quá nhiều thuốc sâu bệnh cho chè. Trước đây, mỗi lứa chè phải phun 2-3 lần thuốc. Ngày nay các loại nông dược mới có thời gian tác dụng ngắn nên có hộ phun đến 5-7 lần cho mỗi lứa hái. Như vậy, vừa gây nguy cơ ngộ độc môi trường rất lớn, vừa tiêu diệt hết cac thiên địch, vừa hại sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Ưu việt của phân bón Văn Điển với cây chè

Phân lân nung chảy văn Điển, được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatít, Secpentin, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450 độ C và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34% và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo….. Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là lọai phân bón có tính kiềm tiềm.

Phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây chè.

Kết hợp với các chất đạm, kaly và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố NPK. Phân bón Đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt trội hơn tất cả các loại phân bón khác ở chỗ và có khả năng cải tạo đất lại vừa cân đối dinh dưỡng đa lượng NPK, giàu dinh dưỡng trung vi lượng giúp cho cây trồng tổng hợp các vitamin tạo hương vị đặc trưng của búp chè.

Ở Thái Nguyên trước đây, nhiều người cho rằng: Phân Văn Điển kiềm tính nên không phù hợp với cây chè ưa chua. Song thực tế nhiều năm qua, từ những năm 2006-2007, phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã từng bước được sử dụng trên nương chè Thái Nguyên.

Đánh giá hiệu quả phân bón văn Điển đối với cây chè, ông Vũ Văn Hội, xóm Đồng Bòng, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương cho biết: Gia đình có 1ha chè, 3 năm liền chỉ dùng phân bón Văn Điển. Trước đây, bón đạm và kaly mỗi năm bón 7-8 lần, nay mỗi năm chỉ phải bón phân 3 lần mà búp chè nhiều, mập, màu xanh lá gừng, chất lượng búp chè rất tốt, ít sâu bệnh hại, nhất là bệnh phồng lá chè, đất tơi xốp hơn.

Chè Đại Từ lâu nay đã có tiếng là chè ngon. Ông Nguyễn Đình  Nghĩa, Giám đốc Chi nhánh Vật tư Nông nghiệp huyện Đại từ tâm đắc: Thâm canh chè đồi không phân bón nào bằng phân Văn Điển. Nếu mức tiền đầu tư phân bón tương đương dùng phân Văn Điển cho năng suất cao hơn, đặc biệt khi sao chè ít hao, trong khi bón phân khác phải mất 4,5 - 5,0kg búp tươi mới được 1kg búp khô, chè được bón phân Văn Điển chỉ khoảng 3,8 - 4,2kg búp tươi cho 1kg chè búp khô, mà hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng hơn.

Những vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, Vô Tranh, Tức Tranh….những làng chè sạch, làng chè Vietgap đều dùng phân bón Văn Điển. Ông Trần Hải Âu, Giám đốc Chi nhánh Vật tư Nông nghiệp huyện Phú Lương cho biết: Thị trường phân bón hiện nay rất nhiều dạng, nhiều loại, song thương hiệu Phân bón Văn Điển đã ăn sâu vào tiềm thức người trồng chè, đặc biệt trong công nghệ sản xuất chè sạch, chè VietGAP.

Thăm doanh nghiệp Tân Hằng, xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên, cơ sở chuyên sản xuất chè búp chất lượng cao. Chị Hằng cho biết, nhiều khách hàng yêu cầu chất lượng rất cao, giá bán lên đến 5 - 7 triệu đồng/1kg. Do vậy, vùng nguyên liệu ở đây chỉ sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho chè.

Thực tế, trong nhiều năm qua, các nông trường chè Phú Bền, Thanh Ba cùng bà con nông dân ở Thái Nguyên, Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc đã sử dụng phân bón Văn Điển cho cây chè. Chè được bón phân Văn Điển cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường.

Đặc biệt, búp và lá có màu xanh sáng, búp to, ít sâu bệnh, khi sao ít hao, chỉ cần 3,85 - 4,2 kg búp tươi cho 1 kg búp khô, hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Rõ ràng, phân bón văn Điển tuy là loại phân mang tính kiềm tiềm tàng, song lại rất thích hợp cho thâm canh cây chè.

Qua bao thăng trầm theo năm tháng, công nghệ canh tác chè được cải tiến, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã góp phần tạo ra những nương chè xanh tốt hơn, tuổi thọ cây chè cao hơn, làm tăng năng suất và chất lượng chè búp tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời với sử dụng máy móc và công cụ cải tiến thay thế sức người, trong các biện pháp tổng hợp trong canh tác chè sử dụng giống cây trồng tốt kết hợp phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là lựa chọn ưu việt của người nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng.


Related news

Xử lý chè sau khi đốn Xử lý chè sau khi đốn

Xử lý chè sau khi đốn không khéo sẽ làm sâu bệnh phá hại chè nặng hơn.

Thursday. July 19th, 2018
Kỹ thuật bón phân cho cây Chè Kỹ thuật bón phân cho cây Chè

Chè là cây cho thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải lấy đi nhiều chất dinh dưỡng.

Monday. January 14th, 2019
Bí quyết ủ hương chè xanh của người Bắc Giang Bí quyết ủ hương chè xanh của người Bắc Giang

Chè xanh Bản Ven có màu nước trong xanh, hương thơm đậm nhờ thổ nhưỡng và bí quyết ủ hương đặc biệt của người Cao Lan.

Monday. August 12th, 2019