Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi

Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi
Publish date: Saturday. August 29th, 2015

Qua 2 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, đã có 10/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xây dựng được đề án và kế hoạch hành động. Trên cơ sở này, các tỉnh đã bắt tay vào tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa theo lợi thế cạnh tranh đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi đang giúp nhà nông hưởng lợi lớn.

Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Qua 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi thì ngành nông nghiệp đã hướng cho người dân nuôi heo theo hướng an toàn sinh học góp phần bảo vệ môi trường khá tốt. Đến nay, toàn tỉnh có 18 cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; trên 450 hộ chăn nuôi kết hợp biogas, 157 hộ nuôi heo bằng đệm lót sinh học. Phong trào chăn nuôi bằng đệm lót sinh học giúp bảo vệ môi trường bước đầu phát triển mạnh. Tổng số hộ chăn nuôi trên đệm lót ở khu vực ĐBSCL đã có gần 1.100 hộ tham gia, trong đó nuôi heo 617 hộ, gà 420 hộ và vịt là 45 hộ. Tỉnh dẫn đầu số hộ ứng dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi là Trà Vinh với 203 hộ, Hậu Giang là tỉnh đứng thứ 2 với 157 hộ, Bến Tre được 70 hộ… Ngoài ra, các địa phương đã triển khai thực hiện được 51 trang trại an toàn dịch bệnh, 44 trang trại VietGAP và 257 cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề tốt cho việc tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi theo chuỗi nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong thời gian tới. 

Heo và bò là 2 loài vật nuôi chủ lực đã phát triển vượt kế hoạch đề án tái cơ cấu đề ra. Đàn heo tăng 7,4%, đàn bò tăng 19,6% và hiện có trên 64.304 con, trong đó giống bò lai Sind chiếm khoảng 87%. Bình quân, một con bê nuôi 24 tháng, nhà nông thu về mức lãi trên 24 triệu đồng/con.

Đây là kết quả khích lệ đối với ngành chăn nuôi trong những năm tiếp theo. Còn ở Trà Vinh thì quá trình tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi đã mang lại hiệu quả rõ nét: Đàn bò tăng 16,5% và hiện có khoảng 156.000 con; đàn heo hiện có 314.000 con, đàn gia cầm tăng khoảng 11% và hiện ở mức 4,7 triệu con. Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững và đạt mức tăng trưởng 30% trong ngành nông nghiệp đến năm 2020, Trà Vinh đã quy hoạch 31 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 1.769ha. Trên cơ sở này, Trà Vinh đẩy mạnh chăn nuôi heo theo hình thức trang trại chiếm khoảng 25%, trang trại gà chiếm khoảng 35% trở lên, đàn bò tăng thêm từ 15% trở lên.

Hiện tại, tổng đàn heo ở khu vực ĐBSCL đang đứng thứ 4 và chiếm 13% so với tổng đàn heo cả nước, sản lượng thịt tăng 5,3% so với cùng kỳ. Các tỉnh như: Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An… đã triển khai thực hiện được nhiều mô hình xử lý chất thải, chăn nuôi an toàn sinh học bảo vệ môi trường khá tốt. Theo ước tính của ngành chuyên môn, mỗi năm đàn gia súc ở ĐBSCL thải ra gần 5 triệu tấn chất thải rắn và trên 2,5 triệu chất thải lỏng.

Đây là vấn đề rất đáng quan ngại tại nhiều địa phương phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc. Để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thì thời gian qua, các địa phương đã đẩy mạnh phương án chăn nuôi kết hợp với biogas. Kết quả ở ĐBSCL đã có khoảng 16.533 bể biogas và túi nilon được xây dựng để xử lý đáng kể chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đối với việc tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi gia cầm thì con vịt là vật nuôi phổ biến tại nhiều địa phương. Qua 2 năm tái cơ cấu thì công tác quản lý vịt chạy đồng đã được các tỉnh thực hiện tốt, góp phần giảm thiểu lây nhiễm dịch bệnh. Năm 2014, các chi cục thú y các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã phối hợp với chính quyền địa phương cấp sổ vịt chạy đồng cho 13.286 hộ. Hậu Giang là tỉnh cấp sổ nhiều nhất, hơn 3.146 sổ với số lượng gần 1,1 triệu con, Sóc Trăng cấp được 3.000 sổ, với số lượng vịt trên 2,3 triệu con. Còn ở Đồng Tháp con vịt là vật nuôi lợi thế cạnh tranh đang phát triển rất tốt với tổng đàn ở mức 6,5-7 triệu con.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu ngành hàng vịt là chất lượng con giống và dịch bệnh. Để giải bài toán này, đầu tiên Đồng Tháp củng cố lại mạng lưới thú y cơ sở; đầu tư máy tính để bàn cho cán bộ nông nghiệp xã nhằm nâng cao năng lực quản lý và giám sát dịch bệnh tại địa phương; tổ chức liên kết giữa các trang trại chăn nuôi - doanh nghiệp chế biến thức ăn - cơ sở chế biến và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi vịt an toàn và thu hẹp vịt chạy đồng theo mô hình 2 lúa 1 vịt.

Cục Chăn nuôi cho biết, qua 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi thì ở khu vực ĐBSCL đã và đang hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm mang lại giá trị kinh tế cao như: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng đã và đang phát triển được đàn bò thịt chất lượng cao, cung cấp được giống bố và mẹ cho cả khu vực ĐBSCL và miền Đông Nam bộ. Qua 2 năm tái cơ cấu ngành chăn nuôi bò thì tổng đàn bò ở khu vực ĐBSCL tăng 5,3% và đang đứng ở mức 678.000 con, chiếm khoảng 13% so với cả nước.

Để đạt được hiệu quả như hiện tại thì trong 2 năm qua công tác giống được các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà vinh… tập trung thực hiện các dự án nâng cao tầm vóc đàn bò lai với các giống ngoại nhập. Nhiều địa phương như: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng đã xuất bán bò cái giống làm nền phục vụ công tác giống bò ở nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL và cả vùng Đông Nam bộ. Các tổ hợp tác nuôi bò lai với giống Red Angus, Black Angus, Charolaire, Drought master… cho hiệu quả kinh tế cao, đang được các địa phương khuyến khích phát triển thành trang trại.

Việc đẩy mạnh công tác nhân giống bò đạt hiệu quả cao là nhờ sự đóng góp rất tích cực của khoảng 284 dẫn tinh viên cho bò trong toàn khu vực. Kết quả mang lại là bê con lai tăng trưởng nhanh và đạt trọng lượng bình quân khoảng 500 kg/con/24 tháng tuổi. Với mức giá bò thịt ổn định trên 70.000 đồng/kg đã đảm bảo cho người nuôi thu lãi khoảng 1 triệu đồng/con/tháng. Ngoài ra, các địa phương đã phát triển mạnh vùng chăn nuôi bò thịt vỗ béo mang lại hiệu quả rất cao.

Cục Trồng trọt cho biết, qua 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành hàng gia cầm đến nay, khu vực ĐBSCL có tổng đàn chiếm 17,8% cả nước, trong đó đàn vịt là phát triển mạnh đảm bảo đủ nguồn trứng cung ứng thị trường tiêu dùng khu vực phía Nam và 3 doanh nghiệp xuất khẩu trứng vịt muối. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015 đã trên 1,1 triệu USD. Trong đó một doanh nghiệp ở Vĩnh Long xuất khẩu chiếm 48%, còn 2 doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ xuất chiếm 52%.


Related news

Thị Trường Lúa Giống Vào Mùa Thị Trường Lúa Giống Vào Mùa

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.

Thursday. November 14th, 2013
Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

Thursday. November 14th, 2013
Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang) Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang)

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

Thursday. November 14th, 2013
Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

Thursday. November 14th, 2013
Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

Thursday. November 14th, 2013