Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tác dụng thần kỳ của túi bao trái

Tác dụng thần kỳ của túi bao trái
Publish date: Tuesday. October 6th, 2015

Nhiều lợi ích

Về ấp 1 (xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), chúng tôi ghi nhận nhiều vườn xoài được sử dụng túi bao trái.

Nhiều nhà vườn cho biết, loại túi này được người dân sử dụng vài năm qua, nhằm hạn chế tình trạng sâu hại tấn công trái và cho năng suất cao.

Anh Hà Văn Phong, ngụ ở ấp 1 chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 7 công (7.000m2) đất vườn trồng khoảng 500 cây xoài cát Hòa Lộc.

Do một vài hộ dân giới thiệu cách sử sụng túi bao trái nên tôi mua về làm theo và có hiệu quả thực sự, xoài không bị sâu hại tấn công, da bóng láng, trông rất đẹp mắt.

Vụ vừa rồi, tôi bán được 35.000 đồng/kg trong khi giá thị trường là 29.000 đồng/kg”.

Anh Phong cho biết sử dụng túi bao trái sẽ cho năng suất xoài tăng cao, dễ bán.

Cũng theo anh Phong, với kỹ thuật trên, nhà vườn huyện Cái Bè không còn lo sợ tình trạng rụng, nứt và thối trái (chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu) vốn đã làm nhiều nhà vườn đau đầu và liên tục thua lỗ trong nhiều năm liền.

Loại túi bao trái rất đa dạng, mỗi loại trái khác nhau sẽ có những túi bao trái tương ứng, rất dễ tìm mua ở các tiệm tạp hoá, các đại lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Theo tìm hiểu của phóng viên, không riêng gì ở Tiền Giang, nhiều nhà vườn ở tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang… cũng đã sử dụng loại túi bao trái trong khu vườn.

Anh Bùi Văn Rở, ngụ xã Đông Thạnh (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cho biết bí quyết:

“Đối với vườn bưởi nhà tôi, đến thời điểm trái non cỡ bằng trái chanh là tôi phun thuốc trừ diệt trứng, sâu non bám trên trái.

Sau đó, vài ngày tôi tiến hành bao trái rồi chờ đến ngày thu hoạch.

Còn không sử dụng túi bao thì phải phun thuốc liên tục, sâu bệnh vẫn không chết mà ngày càng tấn công nhiều hơn”.

“Túi bao trái có giá từ 600 đồng - 1.400 đồng/kg (tuỳ kích thước và loại trái), có thể sử dụng được 2 vụ.

5 công bưởi, tôi chỉ tốn khoảng 2,5 triệu đồng tiền mua túi bao trái. Trước đây, khi chưa sử dụng túi bao trái tốn trên 5 triệu đồng tiền mua thuốc BVTV để phun nhưng lại không thu hoạch được gì” – ông Rở nói.

Điều kiện tốt cho xuất khẩu

"Loại túi bao trái được nhà nông miền Tây sử dụng rất có hiệu quả.

Nó bảo vệ trái trước sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cho trái có màu sắc đẹp hơn, dễ xuất khẩu”.

PGS-TS Trần Văn Hậu - Trường Đại học Cần Thơ

Theo Sở NNPTNT các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, loại túi bao trái giúp giảm ô nhiễm môi trường và không tồn dư thuốc BVTV trên trái, giúp tăng khả năng quang hợp, chuyển đổi sắc tố của trái cây, từ đó giúp tăng trọng lượng.

Ngoài ra, trái còn tránh được sự va chạm cơ học do gió gây ra, giảm sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn qua vết thương, giúp tăng năng suất từ 20 - 30%, có thể kéo dài thời gian bảo quản từ 3-5 ngày.

Với những đặc điểm vượt trội trên, nhiều vùng trái cây ký hợp đồng tiêu thụ ở ngoài nước đều triển khai sử dụng túi bao trái.

Theo Viện Cây ăn quả Miền Nam, thời gian qua, một số cán bộ các viện trường phối hợp với Sở NNPTNT các địa phương đã nghiên cứu thử nghiệm, hướng dẫn người dân sử dụng các loại túi bao trái khác nhau trên từng loại cây trồng.

Cụ thể trên cây xoài, loại bao màu vàng, phía trong màu đen thì thích hợp cho xoài cát chu, cát Hòa Lộc.

Còn đối với túi bao màu đục hoặc túi bao màu trong thì thích hợp cho xoài Úc, xoài Đài Loan,...

Khi chúng tôi hỏi, sử dụng túi bao trái có giúp ích cho vấn đề xuất khẩu trái cây không thì ông Lương Ngọc Trung Lập – Trưởng Bộ môn Nghiên cứu thị trường (Viện Cây ăn quả Miền Nam) cho biết:

“Thời gian qua, vấn đề người tiêu dùng thế giới quan tâm là màu sắc và thuốc BVTV tồn dư nên nếu sử dụng túi bao trái thì vấn đề trên giải quyết được phần nào.

Sử dụng túi chuyên dụng để bao trái cũng là xu hướng hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới”. 


Related news

Xuất khẩu 2 tấn vải thiều đầu tiên sang Mỹ Xuất khẩu 2 tấn vải thiều đầu tiên sang Mỹ

Mới đây, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao (có trụ sở tại Q.7, TP. HCM) đã về xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức thu mua vải sớm giống U hồng để XK sang thị trường Mỹ.

Monday. June 1st, 2015
Rơm rạ đắt hàng Rơm rạ đắt hàng

Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.

Monday. June 1st, 2015
Làm giàu từ nuôi bồ câu Pháp Làm giàu từ nuôi bồ câu Pháp

Người dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) vẫn tấm tắc khen chàng trai Ngô Tùng Sơn (25 tuổi) không chỉ bởi bản tính siêng năng ham làm mà còn bởi cách làm ăn mới lạ, hiệu quả. Ở vùng đất nghèo nhất nhì huyện này thì những thanh niên làm kinh tế giỏi như Sơn đáng để tự hào và học hỏi.

Monday. June 1st, 2015
Người nuôi tôm và cá tra gặp khó Người nuôi tôm và cá tra gặp khó

Xuất khẩu cá tra ặp bất lợi về giá và rào cản kỹ thuật, giá cá tra không ổn định làm cho người nuôi cá tra còn gặp khó khăn. Trong khi đó giá tôm thế giới giảm, chi phí đầu vào tăng cũng gây khó cho người nuôi tôm.

Monday. June 1st, 2015
Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri

Nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, giúp nông dân vùng đất nhiễm mặn ven biển Gò Công ổn định sản xuất và đời sống, Tiền Giang xây dựng vùng trồng chuyên canh sơri với gần 300ha.

Monday. June 1st, 2015