Tác Dụng Của Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, nước lụt đã rút, bà con nông dân đang chuẩn bị cải tạo ao, đầm để tiếp tục nuôi thả thủy sản. Trong quá trình cải tạo ao, đầm, các nhà chuyên môn khuyên bà con nên sử dụng vôi để xử lý.
Vôi có tác dụng đa năng, vừa phòng trừ dịch hại, dịch bệnh vừa dùng để xử lý vệ sinh môi trường hiệu quả cao, giá lại rẻ. Đặc biệt, đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực tiếp đến việc hình thành vỏ tôm. Đối với ao, đầm dùng vôi bột CaC03 hay vôi tôi Ca(OH)2, liều lượng sử dụng từ 8 đến 10kg/100m2, vùng nhiễm phèn có thể tăng lượng vôi.
Dùng vôi bột CaCO3, với lượng từ 1-3 kg/100m3 nước. Hòa vôi vào nước lạnh, để lắng rồi lấy nước trong tạt đều khắp ao. Đối với bè nuôi cá dùng từ 2 đến 4 kg/10m3 nước trong bè, treo thành túi nhỏ ở đầu dòng chảy của bè.
Ngoài ra trong suốt quá trình nuôi cá, tôm định kỳ 10 đến 15 ngày/lần vào mùa mưa hoặc 25 đến 30 ngày/lần vào mùa nắng, nên dùng vôi bột CaC03 ngâm lấy nước trong tạt đều khắp ao với lượng 1 đến 2 kg/100m3 nước. Riêng với lồng bè nuôi thì treo túi vôi, với lượng từ 2 đến 4 kg/m3 nước.
Related news

Cho đẻ trong ao - Ao có diện tích từ 500-1.000m2, nền đáy ao là cát pha sét để cá dễ làm tổ. Nếu là ao cũ phải dọn sạch ao, dùng vôi tẩy ao để đảm bảo cá không bị bệnh.

1. Phân loại: Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống: Tilapia (cá đẻ cần giá thể) Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng) Cá rô và Oreochromis (Cá mẹ ấp trứng trong miệng)

Cá rô đồng hiện đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL. Nguồn giống hiện nay chủ yếu do các trung tâm giống sử dụng phương pháp sinh sản nhân tạo cung cấp.
Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.

Cá rô đồng nuôi theo hướng công nghiệp là một mô hình được nhiều hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng áp dụng. Vì loại hình vật nuôi này thường mang lại nguồn lợi nhuận khá cao và rủi ro về dịch bệnh không lớn.