Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Sự thật về chất làm chín trái cây Ethephon

Sự thật về chất làm chín trái cây Ethephon
Author: Minh Khoa
Publish date: Thursday. December 31st, 2015

Hoạt chất Ethephon trong trái cây sẽ bốc hơi

Tại buổi tọa đàm đàm khoa học về Ethephon do Hiệp hội DN Nông nghiệp Trang trại Nông thôn VN và Hội DN Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức sáng 28.12, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới khẳng định:

 “Hoạt chất này không độc như mọi người nghĩ”.

Theo TS Nghĩa, cách đây 20 năm từng có một Hội đồng khoa học đánh giá chất Ethephon, và thống nhất đưa nó vào nhóm chất điều hòa sinh trưởng, có dinh dưỡng chứ hoàn toàn không phải là thuốc bảo vệ thực vật.

Bản thân chất này được thế giới sử dụng phổ biến trong trồng trọt, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng, thúc hoa quả chín nhanh, chín đều chứ không phải độc hại.

Chỉ có cách dùng không đúng liều lượng, hoặc sử dụng Ethephon không rõ nguồn gốc mới gây nguy hại sức khỏe.

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp cũng cho biết, từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit đồng ý với quan điểm này, ông nói:

“Phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học.

Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối.”

Cho dù các nhà khoa học khẳng định Ethephon không độc hại, nhưng vấn đề được người dùng quan tâm là ai sẽ hướng dẫn nông dân sử dụng đúng liều lượng như khuyến cáo.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây một cách quá nhanh.

Thay vì ép chín một ngày thì nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín kéo dài ba bốn ngày.

“Trong quá trình bảo quản, lưu thông, hoạt chất Ethephon trong trái cây sẽ bốc hơi chứ không còn tồn dư như người dùng lo ngại”, ông Nghĩa khẳng định.

Tuy nhiên, trước câu hỏi nếu để trái cây chín tự nhiên có tốt hơn sử dụng Ethephon, ông Nghĩa thừa nhận “chất lượng trái cây chín tự nhiên tốt” hơn nhưng Ethephon cũng không làm giảm chất lượng trái cây.

Ethephon được cấp nghiệm thu từ năm 2006

Cách đây 20 năm, để thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, với 80% dân số sống bằng nghề nông, Nhà nước đã cho tiến hành dự án “Chuyển giao sản xuất thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm Ethephon từ Cộng Hòa Liên Bang Nga vào Việt Nam”.

Khi đó, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ & Môi trường đã có quyết định số 1647, ngày 26/9/1995, giao cho Viện Sinh học Nhiệt đới thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên Và Công nghệ Quốc gia thực hiện dự án. Sau đó, dự án đã hoàn thành và được nghiệm thu cấp cơ sở ngày 21/8/2001, được Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước nghiệm thu ngày 13.11.2006.

Kết quả nghiên cứu của Dự án đã được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và cho phép triển khai ứng dụng với các ứng dụng chính:

Sử dụng Ethephon để điều khiển quá trình ra hoa kết trái của cây trồng theo ý muốn của nhà nông nhằm rải vụ và nghịch vụ các loại cây trái để tránh trái cây chín tập trung trong một thời gian quá ngắn, gây thất thoát, rớt giá. 

Từ đó phục vụ cho việc xuất khẩu quanh năm các loại trái như: xoài, nhãn, thanh long…

Sử dụng hiệu quả cho công nghệ sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm đẹp, đồng đều, chống thất thoát, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và trái cây Việt có khả năng cạnh tranh được với trái cây của các nước trong khu vực .

Ethephon có rất nhiều ứng dụng để điều khiển các quá trình sinh trưởng của cây và trái chứ không chỉ gói gọn trong việc kích thích ra mủ trên cây cao su như một số bài báo đã đưa tin.

Ở nước ta, Ethephon được phép sử dụng trong phân bón và điều này được ghi rõ trong Danh mục các chất điều tiết sinh trưởng được phép sử dụng trong phân bón ban hành kèm theo Thông tư số 36, ngày 24.6.2010 của Bộ trưởng NN&PTNT.

Dù là trái cây hay rau củ, các nhà khoa học khuyên người dùng nên rửa sạch trước khi sử dụng.

Đối với các nhà vườn và các thương lái nên sử dụng đúng giai đoạn, đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sử dụng sản phẩm có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đó cũng chính là cách thể hiện lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội vì sức khỏe của cộng đồng.


Related news

Đồng vốn kết nối nhà nông Đồng vốn kết nối nhà nông

Trong 5 năm qua (2011-2015), Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho hơn 380.000 lượt hộ vay, đạt trên 5.200 tỷ đồng. Riêng với nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, doanh số cho vay đạt 771,65 tỷ đồng thông qua 2.180 dự án với 35.406 lượt hộ vay.

Wednesday. December 30th, 2015
Thuốc trị sâu bệnh cho rau củ có thể... nếm bằng miệng Thuốc trị sâu bệnh cho rau củ có thể... nếm bằng miệng

Không chỉ là người đi tiên phong trồng rau sạch trong nhà màng, ông còn chế ra loại thuốc trị sâu bệnh cho các loại rau từ chính... rau củ quả ngâm ủ. Chế phẩm dinh dưỡng và trị sâu bệnh cho rau của ông Hợp đều an toàn, có thể dùng tay khuấy, và… nếm bằng miệng.

Wednesday. December 30th, 2015
Chủ trang trại sẽ được vay đến 10 tỷ đồng Chủ trang trại sẽ được vay đến 10 tỷ đồng

Bộ NNPTNT đang được giao soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (KTTT).

Wednesday. December 30th, 2015