Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn bổ sung cho cá

Sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn bổ sung cho cá
Publish date: Monday. August 3rd, 2015

Chính các thủy sinh vật trong ao lại là nguồn thức ăn tại chỗ và bổ dưỡng cho cá.

Vì phụ phẩm KSH có nhiều chất dinh dưỡng hòa tan, dễ tiêu… nên các loại thủy sinh vật tăng sinh rất nhanh, gấp từ 7 – 20 lần so với đối chứng.

1. Đa lợi ích

Dùng phụ phẩm KSH để nuôi cá là biện pháp tốt trong việc bảo quản oxy hòa tan trong ao, khắc phục được tình trạng làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao của cách bón phân tươi trực tiếp. Chính vì vậy đã làm giảm hiện tượng cá “nổi đầu” do nghèo oxy hòa tan trong ao so với bón trực tiếp phân tươi.

Theo dõi liên tục trong 23 ngày giữa ao (1) bón phụ phẩm KSH, cá nổi đầu 16 lần và lượng oxy thêm vào là 4 giờ (bơm vào), còn ao (2) bón phân lợn tươi, cá nổi đầu 20 lần và lượng oxy phải bơm vào là 6,5 giờ liên tục. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở ao (1) cao hơn ở ao (2) là 43,5%.

Phụ phẩm KSH được coi là một loại phân sạch, vì qua quá trình lên men sinh học trong bể phân giải, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt. Chính vì vậy, sử dụng phụ phẩm KSH cho cá đã góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá, nhất là các bệnh ở mang, da của cá.

Khi sử dụng phụ phẩm KSH cho ao cá đã dễ dàng tạo màu nâu xám cho các ao nên tăng khả năng hấp thụ nhiệt của ao và pH của nước ao dễ ổn định ở mức trung tính (pH = 7), tạo điều kiện thuận lợi để cá phát triển.

Một lợi ích rất đáng kể khác, đó là tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên những diện tích ao được bón phụ phẩm KSH so với ao bón phân tươi hoặc không được bón phụ phẩm KSH.

2. Cách sử dụng

Để sử dụng phụ phẩm làm thức ăn bổ sung cho ao cá, nước xả KSH nên phun trải đều trên mặt ao với mức 0,5 – 0,6 kg/m2, mặt ao, tức 180 – 200 kg cho 1 sào ao (tương đương 5.000 – 6.000 kg/ha) và cứ 3 ngày phun 1 lần. Bã cặn thì rắc đều trên mặt nước với mức 0,3 – 0,4 kg/m2 (tương đương 3.000 – 4.000 kg/ha).

Ao nuôi cá bằng phụ phẩm KSH phải là ao có mực nước sâu từ 1,5 – 2,5 m, nhưng để có nước quanh năm phải đào sâu tới 2 – 3 m, diện tích ao phải phù hợp với lượng gia súc, gia cầm mà chủ hộ nuôi để lấy phân nạp vào thiết bị KSH.

Trung bình cần khoảng 30 – 35 đầu lợn, có khối lượng trung bình 60 kg/con và phân của chúng được xử lý qua thiết bị KSH có thể tích 12 m3 thì diện tích mặt ao là 1.000 m2 là phù hợp.

Bên cạnh việc điều chỉnh lượng phụ phẩm KSH sao cho hợp lý, còn cần quan sát lượng dưỡng khí (oxy) trong ao. Nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu nhiều và quá lâu thì cần tăng lượng oxy cho ao bằng cách sục khí, thay nước. Mật độ thả trong ao để nuôi là 5 con/m2, cũng có thể thả tới 7 con/m2 nếu ao nuôi rộng trên 1.000 m2 và đảm bảo nước sâu thường xuyên từ 2 – 3 m và đầy đủ thức ăn.

Một số lưu ý

Đối với ao SX cá giống, trước khi nuôi cá nên cải tạo bằng cách nạo vét bùn; sửa sang bờ ao; bón vôi (100 kg vôi/1.000 m2 ao); phơi khô ao ít nhất 1 tuần; duy trì độ sâu của ao từ 1,5 – 2 m.

Nếu đào ao mới thì phải đào sâu 2 – 3 m. Xử lý nước thải bằng nước xả KSH đến khi nước có màu trong mới thả cá bột. Mật độ thả cá giống nên từ 3 – 5 con/m2 mặt ao.

Đối với cá thịt, trước khi nuôi cần nạo vét, phơi khô và bón vôi xử lý ao. Diện tích ao nuôi tối thiểu 400 m2 trở lên thì hiệu quả cao hơn. Có thể kết hợp cho cá ăn dặm theo tấm, cám, bột ngô…

Vào tháng 7, tháng 8, người ta thường bổ sung vào khẩu phần của cá nuôi một lượng nhỏ tỏi đã nghiền nhỏ (khoảng 100 gr tỏi nghiền/1 sào ao; 1 tuần cho ăn 1 lần) để phòng bệnh trên da, trên mang của cá và cá lớn nhanh hơn….

Tags: su dung phu pham lam thuc an cho ca, khi sinh hoc, thuc an cho ca, nuoi ca


Related news

Người nuôi cần phải học cách đối phó với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS) Người nuôi cần phải học cách đối phó với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS)

Ngành nuôi tôm công nghiệp trên thế giới phải học cách đối phó với hội chứng chết sớm (EMS), “vì có thể bệnh này sẽ không bao giờ chấm dứt”, đó là nhận định của các chuyên gia tại hội nghị nuôi trồng thủy sản và triển lãm thương mại Aquaexpo tại Ecuador.

Thursday. August 13th, 2015
Một số biện pháp phòng, trị bệnh cho cá lăng vàng nuôi lồng Một số biện pháp phòng, trị bệnh cho cá lăng vàng nuôi lồng

Cá lăng vàng (Mystus nemurus) là loài cá nước ngọt bản địa có giá trị thương mại cao, thịt cá thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Thursday. August 13th, 2015
Giám sát môi trường nước trong ao nuôi tôm Giám sát môi trường nước trong ao nuôi tôm

Để hạn chế ô nhiễm môi trường nước, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng nuôi tôm, ngành Thủy sản Nghệ An đang áp dụng các phương thức quản lý nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững như BMP, GAP, VietGAP… Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các chương trình trên, vấn đề mấu chốt là quản lý tốt chất lượng nước.

Thursday. August 13th, 2015
Kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong ao bằng chế phẩm sinh học Kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong ao bằng chế phẩm sinh học

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cũng được biết với tên hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là dịch bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. EMS đặc trưng ảnh hưởng đến tôm chưa đạt kích thước thương phẩm (40 ngày nuôi hoặc sớm hơn).

Thursday. August 13th, 2015
Hệ lụy nuôi tôm xé quy hoạch Hệ lụy nuôi tôm xé quy hoạch

Mặc though chính quyền địa phương ra sức ngăn chặn hàng trăm but hộ dân out xã Mỹ Thành (Phù Mỹ, Bình Định) retained lén lut đào đất vườn nhà to nuôi tôm.

Wednesday. August 12th, 2015