Sử dụng kháng sinh đúng cách
Chỉ sử dụng những loại kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho thủy sản nuôi khi xác định rõ tác nhân gây bệnh do vi khuẩn. Không sử dụng kháng sinh để chữa trị các bệnh về virus, ký sinh trùng… Không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho thủy sản nuôi vì dễ gây nên tình trạng kháng thuốc.
- Chọn loại kháng sinh điều trị bệnh theo phổ tác dụng, nên dùng kháng sinh phổ hẹp đối với vi khuẩn gây bệnh. Dùng đủ liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần. Chọn thuốc theo dược động học phụ thuộc vào nơi nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh của vật chủ. Hạn chế sử dụng lặp lại cùng một loại kháng sinh để tránh làm tăng độ kháng thuốc.
- Khi mua thuốc, chỉ mua thuốc có bao gói còn nguyên vẹn, trên bao bì phải có các thông tin về nhãn mác đầy đủ theo quy định của pháp luật, như tên thuốc, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng... Chú ý, đọc và tìm hiểu kỹ thành phần các hoạt chất có trong đó hơn là chỉ đọc cái tên thương mại của nó.
- Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc kém chất lượng. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm làm giảm chất lượng.
- Cần ngừng sử dụng trong một thời gian nhất định trước khi thu hoạch để tránh dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản nuôi theo hướng dẫn trên bao bì và theo quy định của cơ quan quản lý, trường hợp có quy định khác nhau thì phải theo quy định có thời gian ngừng lâu hơn. Trong điều kiện có thể, nên giám sát việc sử dụng kháng sinh về mặt thú y thủy sản.
- Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh nên theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của vật nuôi để tìm ra những hiện tượng bất thường, tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc để khắc phục kịp thời.
Related news
Để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả thì không thể thiếu các chất phụ gia quan trọng trong thức ăn của tôm
Cá chép ở giai đoạn cá giống và cá hương thường hay bị bệnh kênh mang dẫn đến tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.
Đa phần người nuôi thủy sản thường quan tâm nhiều đến các yếu tố môi trường ao nuôi như pH, nhiệt độ, NH3… bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp