Sử dụng hèm bia nhằm tăng chất lượng trong nuôi tôm xen ghép
Mô hình sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép là mô hình nuôi tận dụng nguồn thức ăn hèm bia sẵn có tại địa phương, có giá thành thấp, giảm chi phí thức ăn trong qua trình nuôi, tôm, cua, cá vẫn phát triển tốt cho năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân.
Hèm bia hay còn gọi là bã bia là loại nguyên liệu tốt để sản xuất các thực phẩm chức năng
Thời gian qua, người dân sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm và nuôi xen ghép, giá thức ăn ngày càng tăng nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cũng như năng suất chất lượng thấp. Trong khi đó, từ lâu nhiều hộ dân đã sử dụng hèm bia trong chăn nuôi lợn, chi phí đầu tư giảm, lợn phát triển tốt. Trên cơ sở đó, người dân có suy nghĩ thử sử dụng hèm bia làm thức ăn nuôi tôm, cá.
Khi mới bắt đầu áp dụng phương pháp này, bà con đã phải theo dõi xem việc sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép có ảnh hưởng đến môi trường đáy ao nuôi hay không, bằng cách sau vụ nuôi, các hồ nuôi này chạy khô hết nước, rồi các cơ quan chuyên môn cùng trạm khuyến nông lâm ngư đã tiến hành kiểm tra, đánh giá môi trường nước cũng như đáy ao nuôi, nếu môi trường nước và đáy ao nuôi không bị ô nhiễm thì mới tiếp tục áp dụng mô hình này. Sau nhiều tháng thả nuôi bằng hèm bia, tôm, cá phát triển tốt, chi phí thức ăn giảm, hiệu quả mang lại khá cao.
Cụ thể, tại xã Vĩnh Hà, huyện Phú Vang, sau khi thử nghiệm đề án “Sử dụng hèm bia trong nuôi xen ghép tôm, cua, cá tại xã Vinh Hà” đã cho kết quả như sau: Ao nuôi tôm sử dụng hèm bia làm thức ăn giảm 30% chi phí; tôm có màu sắc xanh, bóng đẹp. Tôm sú ở ao nuôi tôm sử dụng hèm bia có trọng lượng trung bình cao hơn ao sử dụng thức ăn công nghiệp 2g. Sản lượng thu được 3,7 tạ tôm và 60 kg cá kình; cao hơn 10 kg tôm so với ao nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Đánh giá bước đầu cho thấy, nuôi tôm sử dụng hèm bia làm thức ăn mang lại hiệu quả tương đối khả quan, môi trường nước cũng không thay đổi gì so với nuôi thông thường.
Mô hình sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép là mô hình nuôi tận dụng nguồn thức ăn hèm bia sẵn có tại địa phương, có giá thành thấp, giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi. Tôm, cua, cá vẫn phát triển tốt cho năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân.
Sử dụng hèm bia trong chăn nuôi tôm xen ghép là một trong những cách thức giúp tăng năng suất chất lượng tôm
Hèm bia tươi là loại thức ăn nhiều nước, mùi vị thơm ngon, chứa nhiều khoáng, vitamin, chứa chất kích thích thèm ăn. Sử dụng bổ sung chất đạm rất tốt. Hèm bia không để được lâu, để kéo dài thời gian bảo quản bã bia, cần bảo quản bằng cách cho thêm muối ăn với tỷ lệ là 11,5 kg muối ăn với 1tấn hèm bia.
Bên cạnh đó, từ thành tế bào của nấm men bia, qua quá trình tách chiết, thủy phân, các nhà khoa học đã thu hồi Beta - glucan có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng khối u, kháng tế bào ung thư. Quá trình thủy phân dịch tế bào khiến protein trở thành axit amin, giúp cơ thể tăng cường sinh lực, tăng cường quá trình trao đổi chất, tạo tế bào mới.
“Đây là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất các thực phẩm chức năng” - TS Phạm Việt Cường” nói. Ông cùng các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm KH &CN Việt Nam) đã kết hợp một số vi sinh vật với axit amin và Beta - glucan, cho ra đời hai chế phẩm: ImunoFood (là loại thực phẩm chức năng cho người) và NeoPolynut (để bổ sung vào thức ăn cho thủy sản và gia súc gia cầm). Theo đó, với tôm nuôi, các kết quả so sánh cho thấy, khi được ăn thực phẩm chứa Beta - glucan, vật nuôi sẽ lớn nhanh hơn. Với các loại gia cầm như gà, ngan, vịt, các loại vật nuôi được ăn thêm Beta - glucan đều lớn nhanh và chất lượng tốt hơn nuôi thông thường.
Related news
Mô hình là hoạt động của dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”
Người dân ở thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang tất bật cải tạo ao đìa để kịp lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2018.
Kỹ thuật nuôi tép cảnh tưởng đơn giản nhưng khá phức tạp từ khâu làm bể, chăm sóc hay cho chúng ăn cũng đều phải hết sức cẩn thận.