Sử dụng chế phẩm sinh học người nuôi thu lợi, người ăn an toàn
Nhiều hộ nuôi hạn chế dùng kháng sinh
Đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn của Bộ NNPTNT, việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thủy sản được thực hiện trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh, bao gồm: Nuôi trồng, đánh bắt và quản lý an toàn thực phẩm trong thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, bảo quản vận chuyển, xuất khẩu, kinh doanh...
Theo đó, Tổng cục Thủy sản kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi, quản lý thức ăn thủy sản, chất xử lý cải tạo môi trường; Cục Thú y kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y, quản lý thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản và thực hiện giám sát dịch bệnh trong quá trình nuôi; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật thủy sản nuôi, giám sát vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ...
Trong năm 2014, 2015 các đoàn công tác của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phát hiện một số mẫu chứa dư lượng hóa chất kháng sinh cấm, dư lượng hóa chất kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Đối với các trường hợp phát hiện mẫu vi phạm, các cơ quan kiểm tra đã có văn bản thông báo cảnh báo, yêu cầu các cơ sở điều tra xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân được xác định là do một số cơ sở nuôi sử dụng kháng sinh cấm trong quá trình nuôi, một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về thời gian ngừng sử sụng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho thủy sản trước khi thu hoạch.
Ông Kim Văn Tiêu – Phó giám đốc Trung tấm khuyến nông Quốc gia trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: C.T
Tại Nghệ An, từ năm 2015 đến nay, được sự hỗ trợ của dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững, tỉnh đã triển khai xây dựng 7 vùng nuôi tôm an toàn sinh học với diện tích 240ha và 2 vùng nuôi tôm đa dạng hóa 67ha. Nhiều vùng nuôi tôm đã trở thành điển sáng về việc quản lý sử dụng chất cấm và kháng sinh như ở các xã Quỳnh Dị, Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai); các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh (huyện Quỳnh Lưu); Diễn Trung, Diễn Vạn (huyện Diễn Châu)... Tại các vùng nuôi này, hầu hết các hộ dân không sử dụng chất cấm, kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm, đặc biệt đã có 2 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Thay đổi nhận thức của người nuôi
Ông Hồ Đình Thắng ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, là chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình vi sinh hạn chế sử dụng kháng sinh và hóa chất độc hại, chia sẻ: “Từ lâu nay, các hộ nuôi tôm ở xã chúng tôi đã không sử dụng, lạm dụng kháng sinh và hóa chất trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng nữa.
Bởi việc sự dụng kháng sinh và hóa chất độc hại sẻ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của con tôm, đặc biệt là ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Để con tôm khi ra thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi hiện nay sử dụng một số chế phẩm vi sinh có ích với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng.
Trao đổi tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Diễn đàn này là dịp trao đổi giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý, các hộ dân nuôi trồng thủy sản và các chuyên gia về lĩnh vực chế phẩm sinh học.
Các ý kiến đều thống nhất nhận thức chung về sự nguy hại của việc lạm dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại khiến việc nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả, thiếu bền vững...
Các chuyên gia, nhà khoa học tại diễn đàn đã chỉ ra các biện pháp dùng chế phẩm sinh học và thảo dược để thay thế cho các loại kháng sinh và hóa chất độc hại, giúp người nuôi nắm rõ cách nuôi trồng thủy hải sản sạch và bền vững...
Việc sử dụng kháng sinh và hóa chất độc hại sẻ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của con tôm, đặc biệt là ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Để con tôm khi ra thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi hiện nay sử dụng một số chế phẩm vi sinh có ích với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng”.
Ông Hồ Đình Thắng
Related news
Ông Nguyễn Văn Hùng (ấp 5, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là tỷ phú nuôi tôm với hơn 4 hécta tôm thẻ chân trắng. Ông thu được lợi nhuận lớn từ ao tôm vì tiên phong trong việc thực hiện nuôi tôm theo quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Mỗi kg vải thiều chỉ cần thông qua bên kia biên giới đã có giá bán tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thu mua tại vườn.
Năm 2008, Sóc Sơn là huyện đầu tiên của Hà Nội thí điểm chương trình trồng rau sạch và rau hữu cơ do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA Đan Mạch hỗ trợ.