Sử dụng CCTV và blockchain trong ngành công nghiệp cá ngừ tại Đài Loan
Hiệp hội Cá ngừ Đài Loan (TTA) đã hợp tác với Đại học Quốc gia Chung Cheng để thử nghiệm một hệ thống giám sát video trên tàu cá nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động.
TTA cho biết họ đang sử dụng khoản tài trợ của chính phủ để lắp đặt hệ thống giám sát trên các tàu đánh cá ở vùng nước xa, cho phép giám sát trên bờ và sử dụng blockchain để đảm bảo tính hợp lệ của dữ liệu thu được. Động thái này là một phần của dự án thử nghiệm kéo dài 3 năm “Thực hiện Bảo vệ Quyền con người trên Biển và Hỗ trợ Phát triển Bền vững Nghề cá bằng công nghệ: Thiết lập chính sách lao động bền vững lấy con người làm trung tâm trong nghề cá”. Dự án được tài trợ một phần bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan, có kế hoạch thiết lập một nền tảng giao tiếp cho các bên liên quan “sử dụng các công nghệ tiên tiến như big data và blockchain”.
Các thành viên của TTA tham gia chương trình bao gồm các nhà cung cấp cá ngừ nổi tiếng Chun-I Fishery, Jinn Chun Fishery và Hong Yuan Fishery. Trưởng dự án TTA Tony Lin cho biết cho đến nay, nhóm của ông đã lắp đặt camera quan sát trên 5 tàu đánh cá, tất cả đều đã rời cảng Đài Loan và sắp tới sẽ lắp thêm 4 tàu nữa. “Tôi hy vọng sẽ thấy kết quả của cuộc thử nghiệm sau khi các tàu quay trở lại cảng sau nửa năm nữa”, ông chia sẻ.
Theo ông Lin, mục tiêu chính của dự án là sử dụng sinh trắc học (chủ yếu là nhận dạng khuôn mặt) để ghi lại và theo dõi giờ làm việc, trong khi màn hình CCTV và “ước tính tư thế con người” và “phân tích và dự đoán hành vi của con người” được sử dụng để xác định lạm dụng lao động. Hệ thống CCTV trên boong và lối đi sẽ cảnh báo cho ban quản lý khi phát hiện “hành vi nguy cơ cao” như bạo lực, đồng thời sẽ theo dõi và dự đoán các tình trạng bất thường. Công nghệ blockchain sẽ được sử dụng để thiết lập cơ sở dữ liệu nhằm cải thiện tính minh bạch của môi trường làm việc trên biển.
Tuy nhiên, hệ thống CCTV sẽ không được kết nối trong thời gian thực với các màn hình trên bờ. Ông Lin cho biết: “Do chi phí liên lạc vệ tinh cao, thí nghiệm này đã lắp đặt camera quan sát trên tàu và sử dụng công nghệ AI để theo dõi giờ làm việc và nghỉ ngơi. Nó được máy tính tự động chuyển thành dạng văn bản và gửi về Đài Loan hàng ngày để giải quyết tạm thời chi phí truyền dẫn vệ tinh hiện tại”.
Theo ông Lin, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện làm việc trên tàu của Đài Loan, làm trì hoãn việc đưa các tàu đánh cá trở về cảng và việc luân chuyển thuyền viên kịp thời. Kết quả là, các công ty đang phải chịu áp lực chi phí gia tăng do đại dịch.
“Thật là một điều đáng buồn khi một số thuyền viên không thể trở về sau khi hết hạn hợp đồng. Tàu cá không vào được cảng có nghĩa là tàu không thể sửa chữa kịp thời và đây là một vấn đề lớn. Hầu hết các tàu đánh cá Đài Loan chọn quay trở lại Đài Loan để sửa chữa vì không tìm thấy cảng gần hơn, nhưng điều này làm tăng chi phí hoạt động ”, vị đại diện TTA cho biết thêm.
Đài Loan đã tham gia vào một nỗ lực cải cách thực hành lao động trong đội tàu đánh cá của mình kể từ khi Liên minh châu Âu ban hành thẻ vàng vào năm 2015 (sau đó bị bãi bỏ vào năm 2019) và Bộ Lao động Hoa Kỳ đã xếp Đài Loan vào Danh sách hàng hóa do Lao động trẻ em sản xuất năm 2020 hay còn gọi là Lao động cưỡng bức.
Related news
Để trị các loại bệnh do nấm, nguyên sinh động vật hay vi khuẩn tác động bên ngoài cơ thể động vật nuôi, pha loãng rồi tạt xuống ao
Zeolite được xem là một hợp chất được sử dụng rất phổ biến trong ao nuôi thủy sản nhờ những tác dụng rất hiệu quả trong việc hấp thụ các kim loại
Trong các thử nghiệm mới đây nhất, protein FeedKind của Calysta đã được chứng minh tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ tỷ lệ sống của tôm trước dịch bệnh EMS