Sóc Trăng Phát Triển Đàn Bò Sữa
Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020; Đây là một trong những dự án chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
Những năm gần đây, nuôi bò sữa ở Sóc Trăng ngày càng phát triển, tăng cả về sản lượng sữa và quy mô đàn. Giá thu mua sữa nguyên liệu gần đây cũng tăng nhẹ nên bà con rất phấn khởi. Nếu năm 2004 toàn tỉnh chí có 477 con bò sữa, thì đến nay đã hơn 4.700 con, sản lượng sữa đạt 16 tấn/ngày.
Bình quân mỗi con bò cho thu nhập 45-50 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí và nếu không tính công lao động, mỗi con bò sữa cho lãi khoảng 20 triệu đồng/năm. Nhiều hộ nghèo chỉ với một con bò cho sữa nhưng với mức thu nhập như vậy đã thoát nghèo, có hộ còn tăng đàn lên vài con đến cả chục con, nên đời sống được cải thiện đáng kể. Đặc biệt phong trào nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vùng đồng bào Khmer.
Anh Trần Sam Bô ở xã Viên An, huyện Trần Đề cho biết: Hiện tôi đang có con bò cho sữa, thu nhập một tháng khoảng 8 triệu đồng. Cũng đủ trang trải chi phí cho con ăn học, rồi trang trải chi phí trong gia đình. Từ chỗ thấy con bò này mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới gia đình sẽ tiếp tục phát triển thêm đàn.
Thấy được hiệu quả của mô hình này, UBND tỉnh đã triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020, phấn đấu đến năm 2020 tăng đàn bò sữa lên khoảng 17.800 con, trong đó mỗi hộ nuôi từ 5 đến 6 con bò sữa trở lên. Ước tính dự án sẽ giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động nông thôn. Tổng nguồn vốn thực hiện là 286,8 tỉ đồng, trong đó vốn trong dân trên 200 tỉ đồng. Các địa phương thực hiện dự án trên gồm các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Châu Thành và vùng ven thành phố Sóc Trăng.
Tùy vào kinh phí địa phương, mỗi hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ từ 4 đến 5 triệu đồng và vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 30 triệu đồng. Việc tăng đàn bò và lượng sữa tươi đạt cao không chỉ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, tăng thu nhập, mà còn là điều kiện tốt để giảm dần việc phải nhập khẩu sữa.
Theo Cục Chăn nuôi, ngành sữa nước ta chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu từ nước ngoài và là một trong 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại một năm.
Related news
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).
Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo hiểm cho tàu thuyền và thuyền viên là vấn đề cần được quan tâm.
Bảo quản hải sản an toàn, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt xa bờ.
Sự liên tục sụt giảm kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra vào thị trường EU trong nửa năm qua đã gióng lên hồi chuông báo động cho các DN thủy sản về công tác thị trường cũng như năng lực cạnh tranh.