Sơ Lược Về Con Tôm Càng Xanh
I. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
TCX sống được ở phạm vi nhiệt độ rộng từ 18- 34°C, nhưng nhiệt độ nước tốt nhất là 26-3 l°c. Nhiệt độ dưới 24°c và trên 32°c tôm giảm ăn, Ngoài phạm vi nhịệt độ này tôm sính trưởng chậm, khó lột xác, dễ chết.
pH để TCX sống 6,5-8,5, thích hợp nhất 7,3-8,3. Ngoài phạm vi này TCX có thể sống được nhưng chậm 1ớn. Khi môi trường nước pH quá thấp, quá cao, tôm sẽ nổi đầu, bơi lội chậm chạm và chết sau độ. Nếu pH dưới 5, trên 9, tôm hoạt động yếu và chết sau vài giờ.
Oxy hòa tan: Môi trường nước có oxy để tôm sống thích hợp 4-7 mg/1. Nếu oxy quá thấp (do ao dơ, nhiều rong và tảo) về đêm tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Nếu hàm lượng oxy cao vượt quá rĩiừc bảp hòa (thường xảy ra vào buổi trưa nơi tảo phát triển dày đặc) gây tác hại đến hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn làm cản trở lưu thông máu).
TCX có thể sông đến độ mặn 28°/00 song chậm lớn, độ mặn tăng đột ngột tôm chết. Độ mặn thích hợp cho TCX dưới 10°/00.
Môi trường nước tôm sống phải sạch, không bị nhiễm các chất độc, các chất hữu cơ phân giải, nước ít sinh bùn. Độ trong của nước 25-40 cm. Độ cứng 150- 250 mg/1. Độ kiềm tổng cộng 100-200 mg/1. NH3 (tối đa) 1 mg/1. NO2 (tốì đa) 0,1 mg/1. H2S (tối đa) 0,09 mg/1.
Ở giai đoạn ấu trừng, tôm thích nghi với vùng nước lợ có độ mặn từ 12-15°/00, nếu tôm ở môi trường nước ngọt sau 3-6 ngày chúng sẽ chết hết. Khi ấu trùng biến thái thành tôm con, chúng có khuynh hướng bơi ngược dòng vào kinh, rạch, ao, ruộng lúa, ...có nước ngọt để sinh sống ỏ nền đáy sạch, ít bùn, nước sạch và thay đổi thường xuyên. Tôm thường sống bò dưới đáy, đêm thường vào đáy cạn kiếm ăn. Nền đáy dơ, môi trường nước cỏ cây, chất hữu cơ nhiều, tôm di chuyển đến nơi sống khác thích hợp hơn. Tôm thích ánh sáng vừa (400 lux), ban ngày ánh sáng mạnh, tôm xuống đáy ao trú ẩn và ban đêm hoạt động tìm mồi tích cực. Tôm có tính hướng quang vào ban đêm.
Từ đặc điểm sinh thái và môi trường sống của TCX (sống sạch) mà chọn nơi nuôi tôm và tạo điều kiện cho tôm sống thích hợp là khởi đầu của thành công nuôi TCX.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
TCX lớn lên sau mỗi lần lột xác. Tôm đực, tôm cái từ 3,5g nuôi sau 1 tháng, lớn đều nhau đạt 8,2g, đến 6 tháng thứ 2 trở đi, tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái (18,5 và 13,8g), tháng thứ 3 (29,4 và 18,6g). Tháng thứ 4 (43,7 và 22,5g). Tháng thứ 5 (60,6 và 25g). Tháng thứ 6 (76,1 và 27,6g). Tháng thứ 7 (89 và 32,9g) Tháng thứ 8 (98,7 và 37,5g). Sau 8 tháng nuôi, tăng trưởng TCX đực bình quân tăng 1 l,9g/ tháng, cái 4,38g/ tháng. Tôm cái sau 2 tháng nuôi phải tập trung nguồn dinh dưỡng cho phát triển trứng, nên tôm cái bắt đầu lớn chậm hơn tôm đực.
Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào kích cỡ tôm, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường, tình trạng sinh lý của tôm,... Tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn. Dựa vàjb chu kỳ lột xác của tôm để kích thích tôm lớn nhanh. Từ tôm bột tăng trọng đến 2g/ con, 2-8 ngày lột xác 1 lần, sau số ngày lột xác tăng lên.
Bảng 1. - Trọng lượng tôm và chu kỳ lột xác
Trọng lượng cơ thể (gam / con) | Chu kỳ lột xác (ngày) |
2 -5 6 – 10 11 – 15 16 – 20 21 – 25 26 – 35 36 – 60 > 60 | 9 13 17 18 20 22 23 – 24 25 – 40 |
Mồi lần tôm lột xác, tôm mất đi ¼ - 1/5 khối lương cơ thế; nhưng tôm lại lớn hơn, tôm nằm bất động 2-6 giờ. Thời gian này tôm lột dễ bị các loại khác ăn thịt. Nếu tôm không lột được, tôm đóng rong, chậm lớn, chết dần. Cần tạo điều kiện để tôm lột xác nhanh và khi tôm lột không bị các loài khác ăn thịt.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN
TCX ở Nam bộ đẻ gần như quanh năm, mùa đẻ tập trung tháng 4-6 và tháng 8-10dl và vụ tôm siống tự nhiên xuất hiện sau khi đẻ 2-3 tháng. Để chủ động cung cấp giông TCX cho yêu cầu nuôi, năm 1964 Malaysia nghiên cứu chu kỳ sông của TCX trong phòng thí nghiệm, Thái Lan sản xuất giống tôm càng nhân tạo và có sản lượng TCX nuôi năm 1987 đạt 11.842 tấn. Tôm càng xanh bột, ương nuôi sau 90-115 neày đạt khoảng 7,5g, dài 10-13cm, tôm cái có con có trứns lần đầu. Tuy nhiên tuổi và kích cỡ tôm mang trứng phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường sống, thức ăn. Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt sáng, chuyển dần sang màu da cam, đến ngày thứ 12 có màu xám đậm, trứng nở sau 17-21 ngày, trứng có màu xám đậm đen. Thường 1 gam trọng lượng cơ thể tôm có 700-1.000 trứng.
IV. VÒNG ĐỜI
TCX là loại giáp xác có vòng đời khá đặc biệt, ở giai đoạn ấu trùng (18-45 ngày sau khi nở tôm phải sống ở nưđc lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưỏng thành tôm sống chủ yếu trong nưđc ngọt, tôm cổ thể sống và sinh trưởng bình thường ở độ mặn dưới 10°/oo. Chính vì vậy vào mùa sinh sỗn TCX thường di cư ra vùng nước lợ (vùng cửa sông) để ấu trùng nở ra, sôlng và phát triển. Ấu trùng trải qua 11 lần lột xác thành tôm bột. Tôm bột dần dần di chuyển vào trong vùng nước ngọt để lớn lên và chu kỳ sống sẽ lặp lại vào mùa sinh sản tiếp theo. Vòng đời của TCX có 5 giai đoạn chủ yếu sau: Trứng => âu trùng => tôm bột => tôm giông => tôm trưởng thành.
V. THỨC ĂN
TCX tìm thức ăn bằng râu quét ngang dọc phía trước đường đi, khi gặp thức ăn dùng chân ngực thứ nhất kẹp thức ăn, dùng chân hàm đưa thức ăn vào miệng. Khi tôm gặp thức ăn lớn, chúng cạp dần đưa thức ăn vào miệng. TCX không nuốt thức ăn như cá mà đưa thức ăn vào hàm nghiền, sau đó đưa thức ăn vào dạ dày.
Mắt tôm là mắt kép, nhìn không xa, bắt mồi ở gần theo mùi hấp dẫn là chính và có tác dụng của dòng nước lưu thông mang đến. Tôm có nhu cầu thức ăn càng ệao trước khi lột xác và sau khi lột xác. Tôm không ăn khi lột xác và sẽ ăn lại sau khi lột.
Tôm ăn thức ăn đó rồi vẫn thích ăn tiếp là thức ăn thích hợp cho tôm, sự thay đổi thời tiết đột ngột có ảnh hưởng đến việc ăn ciỉa tôm. Tổm sống ở đáy, ăn ở đáy, tôm ăn mạnh vào đêm hơn ban ngày. Tôm là loại tạp ăn, song nghiêng về động vật cố chất tanh và nhiều đạm. Tôm nhỏ nhu cầu đạm hàng ngày 35 - 40%, TCX lớn cần 25 - 30% đạm. Do đó nếu đáy ao bị dơ, tôm bị ảnh hưởng trước tiên nhất. Thức ăn phải có chất hấp dẫn và giàu đạm tôm mđi mau lớn, thức ăn phải rải đều ở nơi tôm sống để tôm đều được ăn, và cỡ thức ăn thích hợp tôm ăn dễ.
Related news
Việc sắp xếp và lắp ráp bộ gien chất lượng cao đầu tiên trên thế giới của tôm càng xanh (M. rosenbergii) đã hoàn thành.
Đây là mô hình có những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều hình thức nuôi kết hợp.
Các bệnh phổ biến gây nấm là Lagenidium, Siropodium, Haliphthoros và Fusarium. Các yếu tố môi trường như mùa mưa, điều kiện ẩm ướt, độ mặn thấp, vv
Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt
Theo nghiên cứu của Đại học California, Berkeley, tôm nước ngọt (tôm sông) tiêu thụ ốc sên truyền ký sinh trùng gây bệnh sán máu