Sợ ế hàng, nhà nông đổ xô nuôi heo VietGAP
Trên thực tế, TP.HCM đã công bố chăn nuôi heo VietGAP từ chục năm nay, nhưng do không có thị trường nên nông dân chủ yếu làm cơ sở an toàn dịch bệnh để tránh rủi ro chứ không tập trung làm VietGAP.
Sống ổn với heo VietGAP
Theo ông Tô Văn Bình – chủ trại heo thịt hơn 700 con ở huyện Củ Chi, ông nuôi heo từ năm 2009, trước nhu cầu của các công ty thu mua, ông đã xin đăng ký và trại heo đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. “Dù giá heo VietGAP và heo thường hiện chỉ chênh nhau vài trăm đồng/kg, nhưng liên kết bán heo cho công ty giá khá ổn định” - ông Bình thổ lộ.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Ngấn (ấp Bàu Chứa, xã Nhuận Đức, Củ Chi) đã áp dụng quy trình VietGAP từ năm 2013 với quy mô 150 con heo. Đầu tư nuôi theo quy trình VietGAP không được sử dụng chất cấm, chất tạo nạc nên thời gian nuôi lâu hơn, chi phí thức ăn, chăm sóc, chuồng trại nhiều hơn. Dù vậy, ông Ngấn vẫn duy trì cách làm này vì lẽ “mình bán ra rồi cũng mua vào để ăn”.
Tuy nhiên, đa số các hộ nuôi heo VietGAP vẫn không yên tâm khâu tiêu thụ. Anh Đặng Văn (xã Nhuận Đức) cho biết, trại nuôi heo của gia đình anh được công nhận đạt chuẩn VietGAP năm 2015, tuy nhiên quá trình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn khi đơn vị thu mua đòi hóa đơn đỏ, chỉ mua số lượng lớn. Không chỉ vậy, đơn vị thu mua còn tìm đủ cách để ép giá, hoặc làm khó người nuôi như đánh giá heo theo loại, chuyển khoản chứ không thanh toán tiền mặt…
Hối hả chứng nhận VietGAP
Hiện có 10 đơn vị được chỉ định cấp chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi. Trên thực tế, việc tổ chức, đánh giá chứng nhận VietGAP không gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên số lượng cấp chứng nhận chưa nhiều do các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Đây là điều chúng tôi trăn trở nhất”.
Ông Hoàng Văn Huynh - Phó Giám đốc Công ty TNHH NhoNho
Trước nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sản phẩm thịt heo sạch, gần đây nông dân ở TP.HCM liên tục đăng ký để được chứng nhận nuôi heo VietGAP. Ban quản lý Dự án LIFSAP TP.HCM (Sở NNPTNT) – đơn vị chính lo chuẩn bị quy trình cho các hộ chăn nuôi heo để được chứng nhận VietGAP cho biết, thành phố hiện có khoảng 850 hộ nuôi heo (39 nhóm) tham gia dự án, tuy nhiên đến nay vẫn còn cả trăm hộ chưa được cấp chứng nhận. Bà Trần Thị Đoan – cán bộ Dự án LIFSAP cho biết, trong tháng 7 dự án sẽ mời đơn vị tiếp tục cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các hộ nuôi.
Cũng theo bà Đoan, không chỉ có các hộ nuôi heo nhỏ lẻ sốt ruột khi chưa được cấp chứng nhận mà hiện nay, một HTX có hơn 30 trại nuôi heo cũng đang trong tình trạng lo giấy chứng nhận VietGAP.
Ông Hoàng Văn Huynh - Phó Giám đốc Công ty TNHH NhoNho (đơn vị được chỉ định cấp chứng nhận VietGAP) cho rằng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất khó đáp ứng được các tiêu chí VietGAP do thường nuôi theo kinh nghiệm và cảm tính. Các hộ không quen việc ghi chép vào sổ nhật ký nên khi tham gia làm VietGAP gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngành chức năng cần có chương trình đào tạo, tập huấn để người dân nhận thức được lợi ích lâu dài của việc áp dụng quy trình VietGAP.
Related news
Trồng xen kiểu này cây keo và cây mì tốt vượt trội nhờ “ăn theo” phân, nước đầu tư cho cây dưa. Thu nhập từ dưa và mì đủ để đầu tư cho rừng keo những năm tiếp theo mà chủ rừng không cần bỏ thêm vốn.
Bằng cái tâm và niềm đam mê nghề nông, anh Bùi Việt Trung, giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Mạnh Trung (Mạnh Trung) đã đầu tư nông trại trồng rau sạch trong nhà lưới và nhà kính áp dụng công nghệ Israel.
“Chúng tôi vừa tổ chức hỗ trợ xây dựng 9 mô hình tưới ẩm theo công nghệ Israel vào trồng cỏ nuôi bò ở 5/11 huyện, thành phố trong tỉnh, được bà con hưởng ứng rất cao” – ông Đỗ Thanh Huy-Trưởng ban Kinh tế-xã hội, Hội ND tỉnh Sơn La, cho biết.