Sinh sản nhân tạo thành công giống tôm hùm tại Anh
Tại Anh, các nhà khoa học đang thử nghiệm việc nhân giống tôm hùm bằng con đường sinh sản nhân tạo như một biện pháp giúp nghề đánh bắt tôm hùm phát triển bền vững.
Tình trạng khan hiếm con giống là 1 trong những nguyên nhân tác động mạnh tới nghề đánh bắt tôm hùm của nhiều quốc gia trên thế giới. Một con tôm hùm cái có thể sinh ra khoảng 40.000 trứng trong 1 lần sinh sản. Tuy nhiên, đa số tôm hùm con không thể sống sót trong điều kiện tự nhiên.
Với mục tiêu đảm bảo số lượng loài này trong tự nhiên cũng như hỗ trợ sự phát triển bền vững các nghề đánh bắt tôm hùm, các nhà khoa học tại Viện Nhân giống tôm hùm quốc gia Anh đã thực hiện thành công biện pháp nhân giống tôm hùm và nuôi tôm hùm non trong phòng thí nghiệm trước khi thả chúng về với tự nhiên.
Tiến sĩ Carly Daniels, Viện Nhân giống tôm hùm quốc gia Anh, cho biết: "Chúng tôi đang phát triển hệ thống giúp tôm hùm non sinh trưởng với kích thước lớn hơn và khỏe mạnh hơn với cách thức các trại gây giống đang thực hiện hiện nay, nhờ đó chúng sẽ có khả năng sinh tồn tốt hơn khi được thả về biển".
Các nhà khoa học Anh hy vọng biện pháp này sẽ giúp duy trì số lượng tôm hùm trong tự nhiên, từ đó đảm bảo số lượng loài này cũng như đáp ứng nhu cầu đánh bắt và tiêu dùng của thị trường.
Related news
Một báo cáo mới đây vừa cho thấy công dụng tuyệt với của cây bần chua - cây phổ biến ở Việt Nam với sự kháng lại vi khuẩn trên cá da trơn.
Để giữ sức khỏe và phòng bệnh cho cá là tránh làm cho cá bị sốc bằng cách duy trì ổn định chất lượng môi trường nước qua việc cho ăn, chăm sóc đúng kỹ thuật.
Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.