Siêu lãi nhờ làm lúa siêu sạch

Lão nông Nguyễn Văn Lực (xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú) được xem là nông dân đầu tiên dám “cả gan” làm lúa không phun thuốc trừ sâu. “Hồi đó, cách đây 10 năm, khi nghe nói về chuyện làm lúa không phun thuốc trừ sâu, các lão nông đều phán một câu xanh rờn: Xịt đủ thứ thuốc còn không có ăn, không thuốc trừ sâu có mà húp… cháo” – ông Lực kể. Chỉ sau vài vụ đầu phá huề (vì chưa có kinh nghiệm), những vụ kế tiếp ông Lực bắt đầu có lãi. Đặc biệt, khi giá lúa rớt sâu thì cách làm của ông càng phát huy hiệu quả vì không phải tốn tiền mua thuốc nên hạ được giá thành.
“Ngay cả khi lúa rớt 4.300 đồng/kg tôi vẫn có lãi cao. Vụ đông xuân vừa rồi, vì không sử dụng thuốc trừ sâu nên tính ra 1ha chỉ tốn chi phí hơn 14 triệu đồng; 8 tấn lúa thu hoạch bán được gần 35 triệu đồng, lời trên 20 triệu” – ông Lực hạch toán.Ông Mai Văn Bộ - Trưởng Phòng NNPTNT huyện An Phú cho biết: “Bước đầu những nông dân này thực hiện mô hình trên cơ sở áp dụng Chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), “1 phải 5 giảm” mà họ được ngành nông nghiệp hướng dẫn.
Cách làm của ông Lực thực chất là trừ sâu, rầy bằng phương pháp sử dụng thiên địch”. Từ vài công thử nghiệm ban đầu, rồi tăng lên vài ha, cho đến hiện nay ông Lực đã thực hiện cách làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn bộ diện tích hơn 7,5ha đất lúa của mình.
Giá bán cao
"Không phun thuốc trừ sâu, rầy là để bảo vệ thiên địch có ích. Thiên địch khống chế được dịch hại như: Sâu cuốn lá, rầy nâu, nhện gié... rất hiệu quả”. |
Từ khi giá lúa rớt thấp và luôn bấp bênh trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nông làm theo mô hình của ông Lực. “Thấy phương thức sản xuất không thuốc trừ sâu mang lại hiệu quả cao, từ đó tôi mạnh dạn chuyển toàn bộ hơn 11ha lúa làm theo mô hình này, chuyển đổi sang mô hình mới 1ha tiết kiệm gần 10 triệu đồng tiền phun thuốc, đầu ra lại ổn định” – ông La Văn Tùng ngụ cùng địa phương phấn khởi cho hay.Với cách làm hiệu quả trên, không chỉ nông dân lân cận, nhiều người ở ngoài xã và cả ngoài huyện An Phú đã tìm đến tham quan, học hỏi mô hình của ông Lực.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Mai Văn Bộ thông tin: “Huyện đã và đang nhân rộng mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy. Đến nay đã có trên dưới 50 nông dân trong huyện tham gia với tổng diện tích trên 400ha. Điều quan trọng là nhiều công ty đã đến đặc hàng những nông dân làm lúa không thuốc trừ sâu. Lúa sản xuất theo cách này cũng đang có giá nhỉnh hơn lúa khác từ 50 - 100 đồng/kg”.
“Dự kiến, sang năm 2016 chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của bà con nhà nông tham gia mô hình. Lập thành vùng và có quy hoạch cụ thể, ký kết đầu tư để nâng cao thêm chuỗi giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng thêm lợi nhuận cho bà con” – ông Bộ cho biết thêm.
Related news

Mới vào vụ chưa được 1 tháng, hàng trăm ha tôm thẻ, sú ở 3 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã chết hàng loạt, nhiều hộ dân rơi vào cảnh trắng tay.

Hàng tấn dưa chuột bao tử xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Hà Nam đang có nguy cơ phải đổ bỏ khi đầu ra bế tắc.

Cách đây ít phút, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông cáo cho biết chưa phát hiện gạo giả trên thị trường VN.

Giá chanh không hạt hiện cao ngất ngưỡng, nhiều nông dân ở nhiều tỉnh ĐBSCL đã bỏ lúa và các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng chanh, bất chấp nguy cơ bị bí đầu ra.

Với hạn mức 15.000 tấn tôm Hàn Quốc ưu đãi miễn thuế cho Việt Nam, sẽ có 7 mã hàng được áp thuế suất thuế XK 0% và áp dụng ngay khi Hiệp định Thương mai tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực.