Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Sâu Gai Hại Lúa

Sâu Gai Hại Lúa
Publish date: Thursday. July 21st, 2011

(Tên khoa học: Dicladispa armigera)

Thuộc: Họ: Chyrysomelidae Bộ: Coleoptera

Đặc điểm hình thái:

- Trứng sâu gai thường được đẻ ở ngọn lá lúa.

- Sâu non mới nở màu vàng xám, cơ thể dẹt. Một đời sâu non có thể phá hại 123,4mm2.

- Nhộng: là loại nhộng trần, có cơ thể dẹt, màu nâu. Giai đoạn nhộng thường hoàn thành trong đường đục của sâu non.

- Con trưởng thành: có cơ thể nhỏ, màu đen bón, có nhiều gai

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của sâu gai từ 18-26 ngày có:

+ Thời gian trứng: 4- 5 ngày.

+ Thời gian sâu non: 7-12 ngày.

+ Thời gian nhộng: 4-5 ngày.

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: con cái có thể sống 20 ngày, con đực sống khoảng 14 ngày.

Con trưởng thành thường xuất hiện vào sáng sớm và ẩn nấp ở phần thấp của cây lúa suốt ngày và phá hại mạnh vào buổi sáng. Con trưởng thành của sâu gai cũng ăn lá lúa, chúng ăn từ ngọn lá xuống phía dưới và thích ăn phần mô non hơn. Một con cái đẻ khoảng 55 quả trứng, trứng thường đẻ ở ngọn lá.

Số lứa sâu gai phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và số lượng vụ lúa canh tác: 1 lứa vào tháng 2 trong vụ lúa xuân, 1 lứa vào tháng 4-5 trên cỏ, 1 lứa trên lúa cạn và 3 lứa còn lại phát sinh trên lúa mùa từ tháng 7-10. Con trưởng thành xuất hiện từ tháng 2 và tăng dần quần thể cho đến tháng 6-7 cùng với lúc sâu non gây hại nặng trên lúa non. Mật độ sâu non và trưởng thành bắt đầu giảm sau tháng 8.

Sâu non đục lá, ăn phần diệp lục giữa hai lớp biểu bì tạo thành những đường hầm không đều nhau. Con trưởng thành ăn mặt trên phiến lá, để lại lớp biểu bì phía dưới. Sâu gai phân bố ở khắp các vùng trồng lúa trong nước, đặc biệt những vùng trồng lúa năng suất cao.

Phòng trừ bằng cách:

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ sạch cỏ dại. Khi mật độ trứng cao, ngắt phần ngọn lá có trứng và vợt bắt trưởng thành.

- Phun các loại thuốc: Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Actara 25WG khi sâu phát sinh rộ.


Related news

Ngăn Ngừa Bệnh Lúa Vàng Lùn Và Lùn Xoắn Lá Ngăn Ngừa Bệnh Lúa Vàng Lùn Và Lùn Xoắn Lá

Trong bài viết dưới đây, PGS,TS Thái Duy Ninh không chỉ tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, mà còn đưa ra lời khuyên giúp nông dân đề phòng những bệnh này cho lúa.

Tuesday. July 9th, 2013
Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa

Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm

Thursday. July 18th, 2013
Lưu Ý Gieo Sạ Lúa Mùa Lưu Ý Gieo Sạ Lúa Mùa

Sở dĩ như vậy là do gieo sạ có những ưu điểm vượt trội so với lúa cấy như: Đơn giản hóa việc gieo trồng lúa, giảm sức lao động và chi phí sản xuất. Hơn nữa lại rút ngắn thời gian sinh trưởng và năng suất tăng hơn so với lúa cấy. Gieo sạ bao gồm dùng công cụ kéo tay bằng giàn kéo, gieo vãi tay.

Friday. July 19th, 2013
Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Như Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao? Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Như Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao?

Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh.

Thursday. July 25th, 2013
Kỹ Thuật 'Mạ Ném' Kỹ Thuật 'Mạ Ném'

Hiện nay, SX nông nghiệp đang đứng trước tình trạng sức lao động ngày càng thiếu và yếu, nhất là khi vào thời vụ khẩn trương. Đã khó thuê lao động, giá thuê khoán lại rất cao, nhiều nơi phải thuê tới 50-60.000 đ/sào gặt; 65-70.000 đ/sào cấy. Cùng với sự lên giá của các loại vật tư nông nghiệp khác đã làm giảm mức thu nhập của người có ruộng

Wednesday. July 31st, 2013