Sâu Bệnh Hại Lúa Đang Có Diễn Biến Phức Tạp
Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tình hình sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp. Các địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại lúa.
Tại các tỉnh miền Bắc: Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài một số diện tích mạ, lúa (khoảng 1.300ha) tại các tỉnh Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Điện Biên, Thái Bình bị chết rét hoặc bị thiệt hại nặng. Sâu bệnh phát sinh chủ yếu trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, gồm: rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, chuột và ốc bươu vàng,…Tuy nhiên, trên các diện tích lúa bị nhiễm bệnh đã được các địa phương chủ động phun thuốc chữa trị kịp thời.
Đáng chú ý có bệnh lùn sọc đen phát sinh và gây hại trên lúa tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị với diện tích nhiễm 427ha, tăng 8,6ha so với kỳ trước, trong đó diện tích nhiễm nặng 1,5ha. Bệnh xuất hiện tại Thừa Thiên Huế 38ha, tăng 1,2ha so với kỳ trước và tại Quảng Trị 288.6 ha, tăng 7,6ha so với kỳ trước; tỷ lệ bệnh 5-10%.
Ngoài ra các đối tượng sâu bệnh nêu trên còn một số bệnh như: tuyến trùng, nghẹt rễ phát sinh gây hại cục bộ; bọ trĩ, chuột, ốc bươu vàng gây hại nhẹ.
Tại các tỉnh miền Nam, trong tháng 3, trên lúa đông xuân các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại phổ biến là rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, chuột… Đặc biệt là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa đông xuân tại một số tỉnh miền Trung với diện tích khoảng 133ha. Ngoài ra, còn có các đối tượng khác gây hại như: bệnh khô vằn, lem lép hạt hại cục bộ; bệnh bạc lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh vàng lá, bọ xít hôi, chuột, ốc bươu vàng, ... xuất hiện ở mức độ nhẹ.
Để phòng, từ dịch bệnh, hiện các địa phương đã khoanh vùng các diện tích lúa bị nhiễm bệnh, nhổ vùi cây bị bệnh, đồng thời phun thuốc trừ sâu bệnh...
Related news
Những ngày này, trên các cánh đồng lúa, đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang khẩn trương bước vào mùa thu hoạch lúa lai. Vụ này, bà con ở đây đã chú trọng đưa vào gieo cấy các loại giống lúa lai nên đã đem lại năng suất cao và chất lượng gạo thơm, ngon.
Trao đổi về tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Từ tháng 6/2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng vườn ươm giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 ha. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi 1 ha cung cấp cây giống thế hệ F1 đủ trồng cho 30 ha.
Giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng thu hoạch trên diện tích canh tác. Vì vậy, vụ mùa năm 2014 Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình triển khai sản xuất thử giống lúa thuần TBR225 tại xã Pom Lót (huyện Điện Biên).
Huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 hécta đất đồi đá thuộc các xã: Quang Trung, Gia Tân 3... trước đây chủ yếu chuyên canh cây chuối vì chịu được khô hạn. Từ khi chương trình nông thôn mới đưa điện về tận các thôn, ấp, đảm bảo phục vụ sản xuất, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích những cây trồng cho hiệu quả cao.
Trong các năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.