Home / Tin tức / Tin thủy sản

Sát khuẩn trong nuôi trồng thủy sản: Đơn giản hay phức tạp

Sát khuẩn trong nuôi trồng thủy sản: Đơn giản hay phức tạp
Author: Trúc Phương (Công ty MSD Animal Heatth Việt Nam)
Publish date: Tuesday. December 12th, 2017

Kỳ 1: Tiêu chí để chọn sát khuẩn mạnh, phổ rộng, an toàn để hạn chế mầm bệnh phát triển mạnh và khống chế dịch bệnh lây lan từ trại sang trại và ao sang ao?

Sát khuẩn rất quan trọng trong mô hình nuôi an toàn sinh họcnuôi thủy sản thâm canh ao đất. An toàn sinh học thường được ứng dụng và xem trọng ở các trại giống, trại bố mẹ, nhưng lại không được chú trọng ở trại nuôi thịt. Chính vì thế khi trại nuôi thương phẩm xảy ra dịch bệnh thì rất khó kiểm soát và ngăn bệnh lây lan từ khu nuôi này sang khu khác cũng như việc lây bệnh từ ao sang ao.

Để công việc sát khuẩn hiệu quả, người nuôi cần trang bị những thông tin cơ bản như: Kiến thức về mầm bệnh mà trại muốn kiểm soát, phương pháp để phát hiện mầm bệnh ở giai đoạn sớm cùng kế hoạch xử lý khi dịch bệnh xảy ra để giảm thiểu thiệt hại do bệnh và tránh lây lan bệnh sang những khu nuôi khác.

1. Kiến thức về mầm bệnh

Liệt kê các bệnh mà trại muốn phòng. Ví dụ: Vi khuẩn gram âm hay vi khuẩn gram dương, bào tử, nguyên sinh động vật (Zoothanium) virus DNA có vỏ hay không có vỏ, virus RNA có vỏ hay không có vỏ, nấm, mốc hay ký sinh trùng.

Cơ chế gây bệnh, đường lây lan (từ bố mẹ, cá thể sáng cá thể, giáp xác, tác động từ con người, chim cò).

2. Kiến thức về loại sát khuẩn đang sử dụng

Cơ chế tác động như thế nào lên vi khuẩn, virus, mầm bệnh, có tiêu diệt, khống chế mầm bệnh mà trại cần không?

Việc tìm hiểu thông tin, điểm mạnh và yếu của sát khuẩn trại đang dùng là rất quan trọng trong kiểm soát bệnh và ngăn bệnh bùng phát mạnh.

Các tiêu chí cần xem xét và đánh giá khi sử dụng sát khuẩn là:

- Cơ chế tác động và khả năng tác động lên mầm bệnh (mạnh, trung bình và yếu);

- Khả năng hoạt động sát khuẩn bị ảnh hưởng bởi chất hữu cơ ra sao;

- Chất sát khuẩn tiếp xúc với mầm bệnh mất bao lâu mới tiêu diệt mầm bệnh;

- Tác dụng sát khuẩn kéo dài được bao lâu.

Bảng bên dưới liệt kê vài ví dụ để trại nuôi có thể ứng dụng để tiến hành so sánh và chọn loại sát khuẩn phù hợp.

3. Các tiêu chí lựa chọn loại sát khuẩn

Để chọn sát khuẩn cho trại là việc không hề dễ vì sát khuẩn bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như:

- Sát khuẩn dễ bị nhờn (không hiệu quả cao như lúc đầu nếu sử dụng lâu);

- Phổ sát khuẩn không đủ rộng nên phải dùng nhiều hơn 1 loại để kết hợp;

- Sát khuẩn không hiệu quả vì thường bỏ qua bước làm sạch trước khi sát khuẩn;

- Các nguồn mang mầm bệnh nhiều nhất lại không được chú trọng để sát khuẩn (công nhân giữa các trại, xe giao hàng, các vật dụng giữa ao với ao, nhá cho ăn, quạt nuôi vụ trước và vụ mới…) nhiều nhất lại không được chú trọng đến sát khuẩn.

Một chất khử trùng an toàn và đáng tin cậy là điều quan trọng nhất để đảm bảo động vật khỏe mạnh và hạn chế bệnh xảy ra. Cần phải có một quy trình rõ ràng và dễ thực hiện để đảm bảo kết quả tốt nhất và nên xem việc vệ sinh hàng ngày là một phần quan trọng của an toàn sinh học.

Bước 1: Làm sạch

Nếu không có bước làm sạch trước sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình sát khuẩn, nguyên nhân là do sự hiện diện của chất hữu cơ sẽ tương tác với chất sát khuẩn và giảm hiệu quả. Mặt khác, chất hữu cơ sẽ hoạt động như một rào cản vật lý giữa vi sinh vật gây bệnh và các thành phần trong hoạt chất sát khuẩn. Làm sạch và vệ sinh luôn luôn là bước đầu tiên để sát khuẩn thành công.

Bước 2: Chọn đúng chất sát khuẩn

Có rất nhiều sản phẩm sát khuẩn trên thị trường, đôi khi rất khó để xác định loại nào mang lại kết quả tốt nhất. Để chọn được sát khuẩn phù hợp nên dựa vào các tiêu chí sau:

Phổ sát khuẩn rộng: Một vài chất sát khuẩn không hoạt động tốt với vài loại sinh vật nhất định và có điểm yếu trong phổ sát khuẩn sẽ dễ xảy ra khả năng đề kháng sát khuẩn. Để giết tất cả các vi sinh vật và phòng việc hình thành khả năng đề kháng, luân phiên sử dụng sát khuẩn là phương pháp thực hành phổ biến hiện nay, nhưng đó không phải là giải pháp tốt nhất. Dễ dàng nhất là ban đầu người nuôi nên ưu tiên chọn sát khuẩn phổ rộng có khả năng chống lại các loại vi sinh vật: vi khuẩn (gram dương tính và âm tính), virus (không vỏ và có vỏ), nấm và ký sinh trùng (trong nuôi trồng thủy sản). Chất sát khuẩn dạng hỗn hợp không gây kháng thuốc là lựa chọn tốt hiện nay.

Không ăn mòn: Không ăn mòn đối với các vật liệu thường thấy trong trại nuôi (kim loại, nhôm và nhựa) cũng là điểm chính để lựa chất sát khuẩn. Chất sát khuẩn gây ăn mòn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sửa chữa cũng như bảo trì máy móc và thiết bị tại trại nuôi. Nên lưu ý đến độ ăn mòn của dung dịch sát khuẩn sau pha loãng để phòng việc dụng cụ bị ăn mòn và xảy ra các tình huống đáng tiếc. Hãy hỏi nhà cung cấp hiện tại về những thiệt hại tiềm tàng đối với thiết bị tại trại.

An toàn khi sử dụng: Sản phẩm an toàn là yếu tố quan trọng khi lựa chọn sát khuẩn dùng cho chuồng trại và ao nuôi, tuy nhiên an toàn thôi cũng chưa đủ, chúng ta cần phải xét đến quá trình sử dụng và quá trình pha loãng thành dung dịch sát khuẩn. Độc tính của sát khuẩn khi pha loãng và dễ sử dụng cũng là một yếu tố được đưa ra.

Ít ảnh hưởng bởi sự hiện diện của chất hữu cơ: Ngay cả sau khi làm sạch, một số chất hữu cơ vẫn luôn luôn hiện diện. Chính vì thế, điều quan trọng là phải chọn loại sát khuẩn không bị ảnh hưởng hoặc ít bị ảnh hưởng khi có sự hiện diện của chất hữu cơ. Điều này đặc biệt quan trọng với bể ngâm ủng vì chất hữu cơ và bùn hiện diện rất nhiều. Một ví dụ điển hình là Clo. Hiệu quả sát khuẩn của Clo rất dễ bị ảnh hưởng nếu môi trường nhiều chất hữu cơ. Điều này gây ra thiệt hại lâu dài cho người nuôi như: dùng Clo không hiệu quả, vi sinh vật bị kháng sát khuẩn, không kiểm soát được dịch bệnh theo kế hoạch.

Hiệu quả ổn định: Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời có thể có tác động tiêu cực đến hoạt chất và các chất tẩy uế thường được lưu trữ trong trại, chủ yếu là dưới điều kiện không lý tưởng. Một sản phẩm có độ ổn định là sản phẩm có thể sử dụng nó ngay cả sau một thời gian dài mà không có rủi ro của việc giảm chất lượng và khả năng hoạt hóa theo thời gian. Những sản phẩm như hypochlorites (clo) là nhóm sản phẩm không ổn định.

Chất lượng công bố và thực tế phải có giá trị: Vì hiệu quả sử dụng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi điều kiện thí nghiệm, chắc chắn sát khuẩn bạn đang sử dụng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Sát khuẩn phải được chứng minh là có hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Những sát khuẩn được sản xuất ở nhà máy có chứng chỉ GMP (Chứng chỉ thực hành sản xuất tốt) hoặc các chứng chỉ tương đương thường là yếu tố ưu tiên để lựa chọn.

Một chất khử trùng có thể dùng cho tất cả các nhu cầu sát khuẩn sẽ làm cho mọi thứ dễ dàng hơn; bởi khử trùng không chỉ giới hạn trong trại nuôi, khu vực nuôi mà còn bao gồm nhân viên trong trại, bể ngâm giày, khử trùng xe cộ (xe tải, tàu thuyền...) và các thiết bị nuôi, bạt, quạt sục khí, nhá cho ăn… Ngoài ra, trong điều kiện thực tế trong nuôi thủy sản, gần như không thể tránh được sự tiếp xúc giữa các động vật thủy sinh và chất khử trùng. Vì vậy, một sản phẩm phổ rộng và an toàn với người và động vật là điều quan trọng nhất.

Kỳ 2: Aqua Omnicide - sát khuẩn thế hệ mới đến từ Anh Quốc với thành phần chính là Glutaraldehyde và COCO QUAT làm nên sát khuẩn phổ rộng và hiệu quả kéo dài


Related news

Sẽ sớm 'thay máu' giống cá tra Sẽ sớm 'thay máu' giống cá tra

Đây sẽ là một cú hích quan trọng để tạo sự đột phá mới cho ngành hàng cá tra của Việt Nam trong những năm tới.

Saturday. December 9th, 2017
Ứng dụng khoa học trong nuôi trồng thủy sản Ứng dụng khoa học trong nuôi trồng thủy sản

Mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, an toàn về chất lượng. Bước đầu, các mô hình cho kết quả tốt, hiệu quả kinh tế cao, được nông dân hưởng ứng

Tuesday. December 12th, 2017
Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chí an toàn, bảo vệ môi trường Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chí an toàn, bảo vệ môi trường

Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái…

Tuesday. December 12th, 2017