Sáng chế hệ thống phun, tưới tự động cho cây ăn trái
Trước đây khi phun thuốc BVTV cho vườn cây cần 3-4 người và mất thời gian hơn nửa ngày mới phun xong. Bây giờ chỉ cần một người mở nắp chai thuốc...
Bộ điều khiển ông Thạnh tự thiết kế và lắp đặt một sim số điện thoại và đã cài đặt lệnh tắt, mở hệ thống phun tưới cho vườn.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong canh tác nông nghiệp theo công nghệ 4.0, ông Nguyễn Phú Thạnh ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, Đồng Tháp mày mò nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pha thuốc BVTV tự động và phun tưới điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh.
Việc này diễn ra ngay cả khi ông đi ăn giỗ, ăn cưới hay đi du lịch cách vườn hàng trăm km vẫn được tưới nước đầy đủ và đúng giờ.
Xuất phát từ những khó khăn, vất vả trong khâu phun thuốc BVTV, tưới cây cho vườn cam và quýt đường của gia đình, năm 2011, ông Thạnh bắt tay vào nghiên cứu và sáng chế thành công hệ thống tưới cây, phun thuốc BVTV điều khiển bằng điện thoại đi động.
Ông Thạnh kể: Cây trái có giai đoạn phát triển nên bón phân, phun thuốc, tưới nước… cần phải đúng đúng thời gian, đủ về lượng. Tuy nhiên, những lúc mình cần nhân công làm ngay các việc đó thì tìm người không ra.
Có lần, tôi đã thuê nhân công đâu đó xong rồi, sáng hôm sau tôi pha cả phuy thuốc, ngồi chờ hoài không thấy ai đến. Tôi bực mình đến nhà từng người thì thấy họ đang ngủ vì tối qua nhậu say bí tỉ.
Một mình về dốc hết sức phun hết 5 công vườn. Sau trận đó tôi mới suy nghĩ tìm cách nào đó đưa máy móc, công nghệ vào thay con người để đỡ vất vả và tiết kiệm được thời gian và công lao động.
Nhờ hệ thống phun tưới tự động, dù đang đi ăn cưới, tiệc giỗ... nhưng việc tưới nước, phun thuốc cho vườn quýt vẫn đảm bảo.
Theo ông Thạnh, trước đây mỗi lần tưới cây hay phun thuốc phải đi từ 100 - 200m mới đến chỗ tắt máy hoặc kéo cầu dao điện vì công đi tới đi lui không tính nhưng xót ruột nhất là lượng phân, thuốc hao hụt. Mỗi khi có sự cố về đường ống xảy ra (đường ống bể hay tuột ống dẫn nước). Những bất cập này càng thôi thúc ông suy nghĩ phải áp dụng công nghệ để làm nông nghiệp.
Tuy nhiên, ý tưởng của ông phải đến vài năm sau mới thực hiện được. "Trong một lần nhìn đứa con điều khiển chiếc xe ô tô điện tử bằng cái remote, trong đầu tôi lóe lên ý nghĩ sẽ làm hệ thống tưới nước tự động và điều khiển bằng remote.
Khi lóe lên được ý tưởng, tôi bắt đầu tìm đến các anh bạn kỹ sư đã quen khi đi tập huấn về điện, hỏi thăm về mạch, chíp, bán dẫn, sóng. Tất cả các kiến thức đó, tôi ghi chép lại cẩn thận rồi bắt đầu lân la đến các điểm thu mua phế liệu, tìm những thiết bị mình cần mua về nghiên cứu, làm thử", ông kể.
Những năm đầu vận hành, hệ thống pha thuốc tự động và phun nước tưới vườn điều khiển từ xa của ông Thạnh chỉ hoạt động được trong phạm vi khoảng 20-30m và người sử dụng phải tốn công chạy khắp vườn để rà sóng.
Song, với tinh thần đam mê sáng chế, ông Thạnh đã cải tiến thêm nhiều tính năng cho hệ thống pha thuốc BVTV tự động và phun nước tưới vườn điều khiển từ xa bằng điện thoại đã giúp hỗ trợ tốt hơn trong sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Thạnh: Ban đầu, việc vận hành hệ thống có suôn sẻ nhưng khoảng cách phun tưới vẫn còn hạn chế và khá thủ công. Chính vì điều này, tôi đã nghiên cứu làm sao cho khoảng cách điều khiển xa hơn mà không phải chạy khắp vườn.
Sau thời gian tìm tòi, tôi nghĩ ngay đến việc sử dụng sóng điện thoại để điều khiển hệ thống hoạt động. Và chỉ sau một thời gian nghiên cứu, tôi thành công khi đưa một sim số vào bộ điều khiển, thiết lập lệnh tắt mở, thời gian hoạt động của mỗi van. Với tính năng này, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là có thể điều khiển toàn bộ hệ thống tưới phun bất cứ lúc nào. Đồng thời còn cày đặt thời gian tưới bao lâu cho vườn cây ăn trái là đủ, máy sẽ tự động tắc.
Hệ thống pha thuốc tự động của ông Thạnh.
Nói về hiệu quả của hệ thống tưới nước, pha thuốc BVTV tự động điều khiển bằng điện thoại của mình, ông Thạnh cho biết: Trước đây để tưới nước cho 5 công vườn, ông phải tưới từ 6-7 tiếng mới xong. Bây giờ chỉ với cái mô tơ 5 ngựa, ông thiết kế 6 van (mỗi van 100 béc), thời gian tưới nước của mỗi van là 10-15 phút thì việc tưới nước chỉ mất 60 phút.
Về tính năng phun thuốc BVTV điều khiển bằng điện thoại. Trước đây khi phun thuốc BVTV cho vườn cây cần 3-4 người và mất thời gian hơn nửa ngày mới phun xong. Bây giờ chỉ cần một người mở nắp chai thuốc (mỗi lần pha được 4 loại thuốc khác nhau) là tất cả lượng thuốc, lượng nước đến việc phun đều được thực hiện tự động.
Đặc biệt, trong quá trình phun thuốc nếu có xảy ra sự cố, người sử dụng chỉ cần thao tác một lệnh tắt trên điện thoại là toàn bộ hệ thống ngưng hoạt động ngay, không cần đi tới chỗ để tắt điện.
Và điều bất ngờ là chi phí làm ra hệ thống phun thuốc, tưới cây điều khiển bằng điện thoại di động của ông Thạnh trên dưới 5 triệu đồng. Còn những chủ vườn nào muốn lắp đặt các thiết bị mới, loại tốt nhất thì theo ông Thạnh cao lắm chỉ 8 triệu đồng.
Ông Huỳnh Văn Tồn, Phó phòng NN-PTNT huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết: Khi anh Thạnh sáng chế ra hệ thống pha thuốc BVTV tự động, phun tưới nước điều khiển bằng điện thoại di động, chúng tôi có đến tham quan và nhận thấy hệ thống rất hữu ích cho bà con làm vườn.
Ngoài tiện ích giúp giảm chi phí sản xuất trong khâu nhân công, tiền điện, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, hệ thống có thể tưới cây, phun thuốc ngay cả khi bà con không có ở nhà.
Riêng cách tưới nước bằng béc, một mặt làm nước thấm đều, không làm phân thuốc trôi như tưới tay, còn tạo được độ ẩm tốt cho vườn, nhất là trong mùa nắng nóng. Hiện tại hệ thống tưới và phun thuốc của anh Thạnh được lắp cho hàng trăm hộ làm vườn ở trong tỉnh và ngoài tỉnh. Theo đánh giá chung của nhiều khách hàng thì họ rất thích, thấy nhẹ công, rảnh rang đi chơi, đi đám vô cùng thoải mái không lo vườn cây bị khô dẫn đến năng suất không đảm bảo.
Đầu béc phun nước ông Thạnh thiết kế nằm cách mặt đất khoảng 50cm, còn các đầu bec phun thuốc thì đặt cao hơn ngọn cây quýt để việc phun thuốc đều xuống các tán lá.
“Hiện hệ thống pha thuốc BVTV tự động, phun tưới nước vườn điều khiển từ xa bằng điện thoại di động phục vụ nông nghiệp của ông Thạnh đã được Sở KH-CN Đồng Tháp cấp đăng ký bản quyền sáng chế”, ông Tồn cho biết.
Related news
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to, chèn ép
Đối với trâu, bò một số dịch bệnh hay nhiễm như bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi ở bê nghé non, bệnh lở mồm long móng, bệnh cước chân
Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả, người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau: