Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Sản xuất thức ăn chăn nuôi loại bỏ bớt các khâu đa cấp

Sản xuất thức ăn chăn nuôi loại bỏ bớt các khâu đa cấp
Author: Thanh Xuân
Publish date: Saturday. December 26th, 2015

Thưa ông, có ý kiến cho rằng lợi nhuận của lĩnh vực sản xuất TĂCN là siêu khủng, quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

- Lĩnh vực sản xuất TĂCN hiện đúng là có lợi nhuận khá cao, khoảng 5-7% đối với thức ăn hỗn hợp và 7-8% đối với thức ăn đậm đặc, nhưng hiện TĂCN đậm đặc cũng không còn được sử dụng nhiều, chủ yếu người chăn nuôi chỉ sử dụng TĂCN hỗn hợp.

Ngoài ra, lợi nhuận của lĩnh vực TĂCN còn khoảng 10% nằm ở các khâu đại lý như kiểu “đa cấp”.

Nếu có dịch vụ cung cấp TĂCN xuống đến trang trại, có thể giảm 10% giá thành, mà muốn giảm được 10% này, cần phải bỏ qua hết được các khâu phân phối cấp 1, cấp 2 kiểu “đa cấp”.

Trong khi chi phí TĂCN đắt đỏ do phải qua quá nhiều khâu trung gian, thì người dân cũng không có lựa chọn do chẳng có cơ quan nào công bố các công thức phối trộn.

Đặc biệt, bao nhiêu năm nay, chưa có ai công bố công thức sản xuất premix (thức ăn bổ sung), chưa doanh nghiệp nào công bố thức ăn cho lợn con, mà giá loại thức ăn này tới 25.000 đồng/kg.

Năm 2014, Việt Nam nhập hơn 4 tỷ USD TĂCN, thì có tới hơn 1 tỷ USD loại premix.

Hiện ở Trung Quốc họ công bố tới 700 công thức sản xuất premix, 700 công thức thức ăn đậm đặc, 700 công thức cho thức ăn lợn con.

Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ có TĂCN, mà khâu chế biến, giết mổ cũng “xơi” của người chăn nuôi khá nhiều.

Theo ông, các khâu khác đang chiếm lợi nhuận như thế nào?

"Khâu tổ chức sản xuất của Việt Nam rất kém.

Nếu như Tập đoàn C.P có một ông chủ, dưới đó là hệ thống làm giống, thức ăn, chuồng trại..., còn ở Việt Nam, cứ nói làm theo chuỗi, nhưng mỗi người một khâu: Người làm con giống, người nuôi thịt, người thì sản xuất cám, còn đầu ra thì phụ thuộc vào thương lái...

Cả chuỗi chăn nuôi có tới 4 -5 “ông chủ” dẫn tới chi phí giá thành tăng cao và lợi nhuận thì không biết phân chia như thế nào”. Ông Lê Bá Lịch

- Ngoài khâu sản xuất, thức ăn, chế biến cũng được coi là khâu “xơi” nhiều nhất nhưng thực tế là ở bất kỳ lĩnh vực gì, chế biến cũng là khâu có lợi nhuận cao nhất chứ không chỉ trong chăn nuôi.

Còn đối với chuỗi chăn nuôi, khâu chế biến chiếm khoảng 10 – 15%.

Tôi ra chợ, thấy người bán thịt ở ngay cổng mỗi ngày bán một con lợn 70kg thịt móc hàm với giá trung bình 80.000 đồng/kg, mỗi ngày họ thu lợi tới cả 500.000-700.000 đồng/con.

Do đó, đây có thể nói là khâu có lời cao nhất trong chuỗi chăn nuôi.

Còn con giống đang chiếm lợi nhuận như thế nào, thưa ông?

- Đối với khâu sản xuất con giống từ trước đến nay cũng chưa thấy có ai bị lỗ vốn cả.

Hầu hết trong tất cả ngành nông nghiệp của Việt Nam, mảng sản xuất con giống đang được coi là mảng có lợi nhuận hấp dẫn, từ giống các loại cây trồng cho đến chăn nuôi và cả thủy sản, ở mảng nào các doanh nghiệp sản xuất giống cũng đều sống rất “khỏe”.

Thời điểm hiện nay, giá bán lợn giống là từ 70.000 – 80.000 đồng/kg, tức là trung bình 800.000 đồng đến 1,6 triệu đồng/con giống, tùy vào trọng lượng.

Theo thống kê của chúng tôi, từ trước tới nay giá lợn giống thông thường luôn cao hơn giá lợn thịt khoảng 1,5 lần.

Được coi là lĩnh vực cạnh tranh yếu nhất khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, theo ông ngành chăn nuôi cần phải làm gì để tồn tại và phát triển?

- Chăn nuôi đang là lĩnh vực được coi dễ bị tổn thương nhất khi tham gia hội nhập, nhất là TPP, bởi chi phí trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi của chúng ta quá đắt, từ con giống đến thức ăn đều rất đắt đỏ.

Tổ chức sản xuất yếu kém, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh và an toàn thực phẩm cũng chưa làm tốt.

Chúng ta sẽ thua nếu tiếp tục sản xuất như hiện nay, giá thịt cao, chất lượng thấp.

Các nước sản xuất thịt hơi chỉ 1,4-1,5 USD/kg, còn Việt Nam là 50.000 đồng, tức hơn 2 USD/kg.

Khi vào TPP hay Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là phải cạnh tranh khốc liệt hơn.

Do đó, quan điểm của tôi là chăn nuôi cần phải làm được 3 việc: Đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng và giá thành phải hạ.

Xin cảm ơn ông!


Related news

Thức Ăn Chăn Nuôi Thách Thức Cho Người Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Thách Thức Cho Người Sản Xuất

Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.

Sunday. February 23rd, 2014
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nghịch lý thức ăn nhập ngoại Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nghịch lý thức ăn nhập ngoại

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?

Friday. July 24th, 2015
Sử dụng carbohydrases trong thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm để giảm chi phí thức ăn Sử dụng carbohydrases trong thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm để giảm chi phí thức ăn

Không phải tất cả các loại ngũ cốc đều giống nhau, do đó, chúng phản ứng khác nhau để bổ sung enzyme. Việc sử dụng các carbohydrases trong thức ăn chăn nuôi có lợi ích tài chính rõ ràng, đặc biệt là khi giá ngũ cốc cao.

Monday. November 9th, 2015