Sản Xuất Thành Công Giống Ngan Lai Vịt
Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí SX con giống từ 5 - 7%, tỷ lệ nở đạt trên 82%, tỷ lệ loại I đạt cao tới 95%.
Năm 2014 Trường Trung cấp Nông nghiệp (Sở NN-PTNT Hải Dương) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) xây dựng thành công mô hình SX ngan lai vịt bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo giữa ngan trống R71 với vịt mái M14.
Mô hình được triển khai trên quy mô nông hộ của 12 hộ chuyên chăn nuôi gia cầm ở các xã Cẩm Hoàng, Cẩm Đình, Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng), Hùng Thắng (huyện Bình Giang), Thanh Hải (huyện Thanh Hà), Nam Hồng, Đồng Lạc (huyện Nam Sách) và phường Việt Hòa (TP Hải Dương).
750 con vịt mái M14 sau 24 tuần tuổi đạt khối lượng bình quân 3,1 kg/con, tỷ lệ sống trung bình đạt 99%, khả năng sinh sản khá tốt (tuổi đẻ là 182 ngày, tỷ lệ đẻ đạt 79,4% đàn), tiêu tốn thức ăn đạt 3,93 kg/10 quả trứng, là loại vịt có sức sống cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương.
Theo các tác giả của nhóm đề tài, công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí SX con giống từ 5 - 7%, tỷ lệ nở đạt trên 82%, tỷ lệ loại I đạt cao tới 95%.
Đề tài đã tạo ra được 3.250 con lai cung cấp cho 9 hộ nuôi theo hướng lấy thịt. Sau 10 tuần tuổi, nuôi thương phẩm đạt khối lượng bình quân 3,6 - 3,7 kg/con, tiêu tốn thức ăn từ 10 - 11 kg/con, tỷ lệ sống đạt bình quân 95%, tỷ lệ thịt xẻ cao, trên 73%, tỷ lệ thịt lườn đạt 18%, thịt đùi trên 13%, sử dụng được cả con trống và con mái để nhồi gan béo, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của vật nuôi.
So sánh giữa con lai ngan - vịt và vịt M14 cho thấy, con lai lớn nhanh hơn, lượng tiêu tốn thức ăn thấp hơn; tuổi giết thịt ngắn hơn so với ngan, chất lượng thịt ngon hơn thịt vịt, trắng hơn thịt ngan và ít mỡ hơn; khối lượng con trống và con mái chênh lệch nhau không nhiều.
Đánh giá sự thành công của mô hình, ông Triều Đình Luân ở xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng nuôi 250 con vịt mái M14 và 20 con ngan trống R71 cho biết, đây là phương pháp nhân giống có nhiều ưu điểm.
Tạo ra con giống khỏe, dễ nuôi, lượng tiêu tốn thức ăn thấp, chất lượng thịt ngon, giá bán cao nên cho lợi nhuận lớn, tỷ lệ thụ tinh cao (chỉ cần 1 cc tinh dịch của ngan trống R71 có thể thụ tinh cho 20 con vịt mái M14, cao gấp 2 - 3 lần cách làm cũ), giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí. Hiện giống lai ngan - vịt được người chăn nuôi ưa chuộng.
Related news
Xứ Nghệ (Nghệ An – Hà Tĩnh) là vùng đất có tiềm năng, lợi thế lớn về sản xuất lúa nước, có nhiều vùng sản xuất trọng điểm được xem là “vựa lúa” như các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…, với nhiều giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng.
Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.
Theo ước tính, nuôi 1 kg cá bổi ban đầu đến khi thu hoạch mất 2,5 kg thức ăn. Ngoài ra, các chi phí khác như cải tạo ao đầm, thuê nhân công chăm sóc đều cao hơn năm trước. Năm nay sản lượng cá bổi thả nuôi không tăng so với trung bình hàng năm, nhưng lượng cá bổi đổ về từ các tỉnh khác tăng mạnh, khiến nguồn cung vượt cầu.
Với quy mô 1ha gồm 5 hộ tham gia, đây là những hộ đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình như: Có diện tích ao nuôi tối thiểu là 1.000 m2 trở lên, có nhân công lao động để chăn nuôi cá và có vốn đối ứng để đầu tư mua thức ăn. Tham gia mô hình, các hộ được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực, 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc sát trùng, vôi bột; được tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, một số loài cá truyền thống.
Ngày 13-12, tại nhà ông Nguyễn Văn Nam (ấp 4, xã Tân Lập I), Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Lập 1 tổ chức tổng kết mô hình trình diễn xử lý mãng cầu.