Sản xuất nông sản an toàn vẫn mạnh ai nấy làm
Mục đích để người dân Thủ đô được sử dụng nhiều nông sản, thực phẩm an toàn theo chuỗi hơn.
Diện tích sản xuất VietGAP ngày càng lớn
Trong những năm qua, TP.Hà Nội đã liên tục quan tâm chỉ đạo công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhờ đó trên địa bàn thành phố đã hình thành nên các vùng sản xuất chất lượng, hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Trong lĩnh vực trồng trọt, đã hình thành 157 cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 14 huyện ngoại thành; 170ha cây ăn quả VietGAP; trên 80ha chè VietGAP; diện tích rau an toàn được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đạt 5.000ha, diện tích giám sát sản xuất theo VietGAP đạt 352,7ha và trên 40ha rau hữu cơ.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nội đã hình thành rõ nét các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm: 76 xã chăn nuôi trọng điểm, bao gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm và 3,232 trại quy mô lớn ngoài khu dân cư. Hiện nay đã xây dựng được 11 chuỗi liên kết sản phẩm rau an toàn, 21 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tổng sản phẩm trong các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã đạt hàng ngàn tấn rau, 4.500 tấn thịt lợn, gia cầm, 140 triệu quả trứng, 29.000 tấn sữa tươi.
Hiện TP.Hà Nội đã xây dựng và phát triển được 27 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm chế biến. Một số vùng sản xuất rau, quả an toàn đã có nhà sơ chế quy mô lớn đảm bảo điều kiện kỹ thuật để phân loại, sơ chế, đóng gói rau trước khi đưa vào hệ thống phân phối.
Theo thống kê, hiện tổng dân số Hà Nội đạt khoảng 10 triệu người (gồm cả học sinh, sinh viên, lao động ngoại tỉnh cư trú và làm việc, tham quan du lịch tại Hà Nội). Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp tại chỗ của Thủ đô mới đảm bảo khoảng 69% thịt gia súc, gia cầm; 32% thủy sản các loại; 38% gạo tẻ chất lượng; 60% rau, củ quả; 18% quả tươi các loại. Lượng còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trong cả nước và nhập khẩu nước ngoài.
Đưa nông sản an toàn vào siêu thị
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội, toàn thành phố hiện có 425 chợ, trong đó có 15 chợ hạng 1, 66 chợ hạng 2, 310 chợ hạng 3 và 34 chợ chưa được phân hạng, 24 trung tâm thương mại, 134 siêu thị và hàng ngàn cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm chủ yếu tập trung tại các quận nội thành.
Tuy nhiên, hiện nay có một lượng lớn các sản phẩm nông sản được các thương lái thu mua, tập kết tại các chợ đầu mối sau đó đưa đi tiêu thụ tại các chợ dân sinh, cửa hàng, bếp ăn tập thể, trong đó lượng sản phẩm được chứng nhận nguồn gốc mới chỉ chiếm khoảng 20%. Các chợ đầu mối vẫn đang đóng vai trò là khâu điều phối sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ. Việc liên kết giữa các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhau vẫn còn hạn chế, chủ yếu theo hình thức mạnh ai nấy làm nên quá trình kết nối với doanh nghiệp phân phối gặp nhiều khó khăn; sản phẩm tạo ra có tính cạnh tranh thấp. Công tác tuyên truyền, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn và xúc tiến thương mại còn hạn chế…
Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP.Hà Nội luôn mong muốn được giới thiệu các sản phẩm chất lượng của mình đến doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng cam kết chỉ sản xuất ra nông sản an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu, không phân hóa học cũng như các chất cấm trong chăn nuôi để sản phẩm có thể lên các kệ hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại.
Related news
Trong thời gian tới, cần phải làm gì để vừa khôi phục tăng trưởng của ngành nông nghiệp, vừa hỗ trợ đời sống nông dân tốt hơn? Xung quanh vấn đề này, NTNN ghi lại một số giải pháp mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã đưa ra.
Những ngày này, nhiều hộ trồng vải thiều của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn chấn bởi khoản tiền khá lớn thu về sau 1 năm chăm bón vất vả.
Nếu các địa phương miền Bắc chỉ trồng ngô vụ đông thì tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội, bà con canh tác được 3 vụ theo phương pháp rải vụ. Nhờ đó, họ có nguồn thu nhập quanh năm.