Home / Tin tức / Tin thủy sản

Sản lượng cá tra Ấn Độ dự báo tăng 8% trong 2020

Sản lượng cá tra Ấn Độ dự báo tăng 8% trong 2020
Author: Thủy Chung
Publish date: Wednesday. October 23rd, 2019

Nuôi cá tra gần đây đã trở thành một phần của ngành nuôi trồng thủy sản Ấn Độ. Bang Andhra Pradesh, bang sản xuất hàng đầu ở Ấn Độ, đã bắt đầu nuôi cá tra trong thập kỉ qua sau khi những người tiêu dùng giàu có nếm thử sản phẩm cá tra nhập khẩu của Việt Nam.

Bihar, bang nghèo nhất Ấn Độ, có những điều kiện tốt nhất để nuôi trồng thủy sản. Sông Hằng, trải dài 2.525 km từ dãy Himalaya đến vịnh Bengal, chia bang Bihar làm hai và tạo ra vùng đồng bằng với điều kiện lí tưởng cho việc nuôi cá tra. Một số bang khác trên khắp miền Bắc Ấn Độ rất có triển vọng cho nghề nuôi cá tra.

Theo Rishikesh Kashyap, người đứng đầu Liên đoàn Hợp tác Nghề cá (COFFED), một Hiệp hội đánh bắt cá ở Bihari cho biết, sản lượng cá của Bihar có thể tăng gấp 10 lần trong hai năm tới.

Nông dân thích cá tra vì nó có thể nuôi trong thời gian ngắn hơn và có tỉ lệ sống tốt hơn cá chép. "Đây là loại thủy sản có thu nhập cao nhất vì vậy nó thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Đây cũng là nguồn protein rẻ nhất và có thể làm giảm nạn đói trên thế giới", ông Kashyap trả lời Undercurrent News.

Cá tra có thể tăng tới 800g trọng lượng chỉ sau 140 ngày nuôi từ kích cỡ cá giống và chịu được các bệnh tốt hơn các loài cá khác, ông Kashyap cho hay. Cá chép, loại cá nổi tiếng của Ấn Độ, phải mất hơn hai năm để phát triển tới trọng lượng tương tự khi được nuôi bằng phương pháp nuôi truyền thống. Cố vấn nuôi trồng thủy sản, ông Paramveer Singh, cho rằng điều này thật dễ dàng quyết định đối với hầu hết nông dân khi chuyển sang nuôi cá tra.

Nuôi cá tra gần đây đã trở thành một phần của ngành nuôi trồng thủy sản Ấn Độ. Andhra Pradesh, bang sản xuất hàng đầu ở Ấn Độ, bắt đầu nuôi cá tra trong thập kỉ qua sau khi những người tiêu dùng giàu có nếm thử sản phẩm cá tra nhập khẩu của Việt Nam.

Bang Andhra đã sản xuất khoảng 80% sản lượng cá tra Ấn Độ trong năm 2017. Tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 60% vào năm 2018 khi nông dân Andhra nuôi nhiều tôm hơn và khi việc nuôi cá tra bắt đầu phát triển ở các bang phía Bắc bao gồm Bihar, Tripura, Uttar Pradesh và West Bengal. Giá tại cổng trang trại cho cá tra sống tăng lên 74 rupee/kg trong năm 2018, cao hơn so với mức 61 rupee/kg trong năm 2017.

Năm 2019, giá cá tra sẽ tăng hơn nữa, làm tăng sức hấp dẫn của nuôi cá tra so với cá chép. Cá chép giao dịch ở mức 100 rupee, nhưng mất tới 8 tháng để phát triển khi được nuôi bằng thức ăn thương mại, thay vì 5 tháng như cá tra, ông Singh cho biết. Cá chép cũng có tỉ lệ sống thấp hơn ở mức 70 - 80% trong khi cá tra là 90 - 95%.

Ông Singh, người có kế hoạch bắt đầu một trại sản xuất cá tra ở Uttar Pradesh, cho hay chi phí nuôi cá tra dao động trong khoảng từ 45 - 55 rupee. Chi phí này chủ yếu là chi phí thức ăn thương mại, dao động từ 29 - 31 rupee/kg cho hàm lượng protein 24 - 28%.

Xuất khẩu cá tra của Ấn Độ

Sản lượng cá tra tăng đột biến sẽ khuyến khích các nhà xuất khẩu Ấn Độ. Năm 2018, Việt Nam chiếm hơn 90% tổng sản lượng cá tra xuất khẩu, thu về khoảng 2 tỉ USD, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).

Indonesia và Ấn Độ hầu như không cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu và chỉ bán sản phẩm tại thị trường trong nước.

Việt Nam đã sản xuất 1,27 triệu tấn cá tra vào năm 2018, cao hơn so với 590.000 tấn từ Ấn Độ, 524.000 tấn từ Bangladesh và 485.000 tấn từ Indonesia, theo các chuyên gia trong hội nghị Lãnh đạo toàn cầu về nuôi trồng thủy sản (GOAL) hàng năm.

Các chuyên gia của GOAL dự đoán sản lượng của Ấn Độ sẽ tăng 8% lên 630.000 tấn vào năm 2020, trong khi Indonesia sẽ tăng 16% lên 562.000 tấn. Ngược lại, sản lượng của Việt Nam dự kiến sẽ chỉ tăng 3% trong khoảng thời gian đó lên 1,31 triệu tấn.

Phần lớn cá tra Ấn Độ được bán tại thị trường nội địa, theo Manoj Sharma, một chuyên gia trong ngành tôm cho biết. Điều này trái ngược hoàn toàn với ngành tôm Ấn Độ chỉ tập trung vào xuất khẩu.

Theo ông Sharma, sản lượng cá tra Ấn Độ phần lớn được quyết định bởi ngành nuôi tôm ở miền Đông bang Andhra Pradesh. Khi thị trường tôm cải thiện, nông dân nội địa chuyển sang nuôi tôm và tạo cơ hội cho các bang khác cung cấp cho thị trường.

Nhu cầu và nguồn cung cá tra chủ yếu phụ thuộc vào nông dân Andhra, ông Sharma trả lời Undercurrent News. Khi sản xuất tại bang Andhra tăng lên, không ai có thể cạnh tranh với họ.

Ông Rishikesh Kashyap cho biết tình trạng dư cung trong tương lai, kết hợp với năng lực sản xuất ngày càng tăng của nông dân, có thể sẽ thúc đẩy các công ty nông nghiệp hàng đầu và các nhà đầu tư khác xây dựng nhà máy chế biến để xuất khẩu philê cá tra.

Bang Bihar là bang đông dân thứ ba của Ấn Độ với 99 triệu người và khoảng 800.000 tấn cá được tiêu thụ ở bang này, ông Rishikesh cho hay. Khoảng 700.000 tấn được sản xuất tại bang này, trong đó 100.000 tấn là cá tra.

Bang Bihar thường nhập khẩu khoảng 100.000 tấn cá mỗi năm từ Andhra Pradesh.

"Tiêu thụ cá tra có thể bị hạn chế bởi kích thước của cá tra thường quá lớn cho một gia đình nhỏ Ấn Độ do không có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm", theo ông Rahul Kulkarni, giám đốc của West Coast, một trong những công ty thủy sản hàng đầu Ấn Độ.

Một phần vì lý do này mà West Coast chuyển trọng tâm sang nuôi cá rô phi thay vì cá tra, mặc dù đã tham gia vào sự khởi đầu của ngành công nghiệp cá tra ở Ấn Độ.


Related news

Kết cấu một số loại lồng bè nuôi cá ở sông suối, hồ chứa Kết cấu một số loại lồng bè nuôi cá ở sông suối, hồ chứa

Kết cấu của các loại lồng bè nuôi cá hiện nay rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số loại kết cấu lồng bè đang được sử dụng ở các vùng sông suối, hồ chứa

Tuesday. October 22nd, 2019
Astaxanthin trong nuôi tôm Astaxanthin trong nuôi tôm

Để tôm nuôi trong điều kiện thâm canh đạt được màu sắc tốt, cần bổ sung 50 ppm Astaxanthin vào thức ăn cho tôm trong suốt thời gian nuôi.

Tuesday. October 22nd, 2019
Lợi nhuận hấp dẫn từ cá Hồng Mỹ Lợi nhuận hấp dẫn từ cá Hồng Mỹ

Nghề nuôi cá nước lợ phát triển khá rầm rộ trong vài năm trở lại đây, nhất là khi tình hình con tôm nuôi bị thiệt hại nhiều do yếu tố thời tiết, môi trường.

Tuesday. October 22nd, 2019