Home / /

Rầy Mềm

Rầy Mềm
Publish date: Sunday. July 31st, 2011

Họ: Aphididae; Bộ Homoptera

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC

Thành trùng có hai dạng:

Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.

Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.

Ấu trùng, thành trùng không cánh và có cánh (Nguồn: NSW Agriculture)

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI

Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá.

Trên cây dưa , rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái.

Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó.

Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá đang mở ra sẽ là môi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc thu hoạch bông vải.

Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại.

Không nên bón nhiều phân đạm.

Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị.

Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều.

Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm


Related news

Tiêu Hóa Thức Ăn Nhanh, Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm Tiêu Hóa Thức Ăn Nhanh, Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm

Giúp tôm nuôi tiêu hoá thức ăn nhanh, tăng sức đề kháng. Là sản phẩm tổng hợp bao gồm hệ enzyme tiêu hóa và các vitamin cần thiết giúp tôm tiêu hóa thức ăn nhanh, tăng trưởng tốt. Tăng cường số lượng và cơ chế làm việc của các đại thực bào giúp tăng sức đề kháng

Sunday. July 3rd, 2011
Bệnh Héo Héo Khô, Cây Con Bệnh Héo Héo Khô, Cây Con

Cổ thân bị úng và teo tóp lại. Rễ vàng và thối, cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó, lá mới héo dần, làm cây con chết. Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều và có màu nâu đỏ, vết bệnh hơi lõm sâu vào và thân bị nứt ra.

Sunday. July 31st, 2011
Ứng Dụng Thành Công Phân Vi Sinh Hạn Chế Nấm Mốc Sinh Độc Tố Ứng Dụng Thành Công Phân Vi Sinh Hạn Chế Nấm Mốc Sinh Độc Tố

Hầu hết các quốc gia đều đưa ra quy định nghiêm ngặt về mức độ nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn gia súc, đặc biệt là loại nấm mốc phát sinh độc tố aflatoxin. Độc tố này làm giảm khả năng tiết sữa, đẻ trứng và sức đề kháng ở gia súc, gia cầm. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học của Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) đã sản xuất thành công chế phẩm vi sinh có tác dụng phòng chống nấm sinh độc tố aflatoxin trên cây ngô, lạc và cà phê.

Thursday. March 8th, 2012
Cariza 5EC – Thuốc Đặc Trị Cỏ Mới Cho Đậu Đỗ Cariza 5EC – Thuốc Đặc Trị Cỏ Mới Cho Đậu Đỗ

Cariza 5EC là một sản phẩm thuốc tiên tiến thế hệ mới, ngay vụ đầu tiên đã khẳng định tính ưu việt. Thuốc trừ cỏ Cariza 5EC với hoạt chất Quizalofop-P-Ethyl 5% là thuốc trừ cỏ nội hấp lưu dẫn, chọn lọc, hiệu lực trừ cỏ cao, không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng, tác động diệt cỏ ở giai đoạn hậu nảy mầm. Cariza 5EC đặc trị các loại cỏ lá hẹp hằng niên và đa niên trên ruộng đậu tương (đậu nành), đậu xanh, lạc (đậu phộng), sắn (khoai mì), bông vải…

Tuesday. July 17th, 2012
Vacxin AFTOPOR Khống Chế Bệnh Gia Súc Vacxin AFTOPOR Khống Chế Bệnh Gia Súc

Qua nhiều năm theo dõi diễn biến của bệnh, ông Hiển đã tìm ra sáng kiến ứng dụng vacxin AFTOPOR khống chế dịch LMLM.

Wednesday. April 25th, 2012