Rau củ Đà Lạt tăng giá mạnh
Trong khi đó, diện tích trồng rau củ ở tỉnh Lâm Đồng lại ít bị ảnh hưởng thời tiết hay dịch bệnh. Điều này khiến thương lái khắp nơi đổ về các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng và TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để mua rau củ đưa đi nơi khác tiêu thụ.
Chủ một vựa nông sản tại TP Đà Lạt cho biết hiện các loại rau ngắn ngày như xà lách, diếp, bắp cải, hành lá... đều tăng giá gần gấp đôi so với tháng trước. Cụ thể, giá bán buôn rau diếp, xà lách và hành lá tại TP Đà Lạt lên đến 12.000 đồng/kg, củ dền 21.000-25.000 đồng/kg, hành tây 35.000-40.000 đồng/kg, tỏi tía 90.000-100.000 đồng/kg.
Theo anh Võ Hoàng Khương (người trồng rau tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng), hiện hành lá và xà lách được thương lái ở TP HCM thu mua với giá khá cao, từ 6-8 triệu đồng/sào, tăng gấp đôi so với tháng trước. Sau khi trừ chi phí, anh lãi khoảng 100-150 triệu đồng/ha/vụ.
Ông Trịnh Minh Hưng - ngụ phường 7, TP Đà Lạt - nhẩm tính: “Nếu như tháng trước, giá cần tây chỉ 8.000-12.000 đồng/kg, nay được thương lái thu mua tại vườn 24.000 -35.000 đồng/kg. Với giá này, sau hơn 1 tháng trồng, mỗi sào cần tây tôi lãi hơn 50 triệu đồng”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Hiền, Tổ trưởng Tổ Quản lý chợ nông sản Đà Lạt, cho biết do giá rau củ tăng cao nên các thương lái đến tận vườn thu mua, bà con ít mang ra chợ bán. Vì thế, lượng rau củ quả về chợ rất hạn chế. Ngay cả nông sản Trung Quốc cũng giảm mạnh so với trước. “Gần 2 tháng nay, nhiều xe tải phải chờ rất nhiều ngày mới có hàng để xuất đi TP HCM, Hà Nội” - ông Hiền nói.
Related news
Trong khi nhiều địa phương đang loay hoay với việc ngăn chặn sử dụng kháng sinh cấm trong chăn nuôi thì tại Đồng Nai, hàng trăm hộ nông dân đang tiên phong sử dụng các thảo dược thay thế kháng sinh để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Bình quân mỗi hộ dân trồng rau sạch ở huyện Hoà Vang (TP.Đà Nẵng) thu nhập từ 20-40 triệu đồng/năm. Mặc dù vậy, cung vẫn không đủ đáp ứng cầu khiến chợ đầu mối nông sản Đà Nẵng và một số chợ vùng lân cận thường xuyên phải nhập rau từ nơi khác...
Tại ĐBSCL, "cò lúa” tìm đến nông dân đặt tiền cọc mua lúa, sau đó giá lúa xuống thấp thì ép giá hoặc bỏ tiền cọc biến mất không mua.