Rác Thành Phân Hữu Cơ Nhờ Chế Phẩm Vi Sinh
Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công.
Cụ thể, Viện đã phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật ưa nhiệt bao gồm 30 chủng xạ khuẩn ưa nhiệt thuộc nhóm xạ khuẩn Streptomyces và 20 chủng vi khuẩn ưa nhiệt thuộc giống Bacillus. Các xạ khuẩn và vi khuẩn này có ưu điểm là sinh enzym (men)có tác dụng phân hủy mạnh các chất hữu cơ trong chất thải như rác thải sinh hoạt, rơm rạ, bả rong riềng than bùn, phân gia súc, gia cầm… ở nhiệt độ cao (từ 50 - 60 độ C trở lên) thành phân bón hữu cơ.
Trong một gam chế phẩm có chứa hàng chục tỷ tế bào vi sinh vật hữu hiệu. Tất cả các chủng vi sinh vật tuyển chọn dùng để sản xuất các chế phẩm vi sinh vật đều đã được nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh học để khẳng định được chúng không độc hại cho con người, vật nuôi và môi trường.
Cách ủ phế thải thành phân cũng rất đơn giản. Chỉ cần hòa đều 1kg chế phẩm vi sinh vào 30 lít nước, sau đó cứ một lớp phế thải dày 30-50cm thì tưới từ 2-3 lít dung dịch chế phẩm. Dùng nilon hoặc đắp đất để phủ kín đống ủ. Nếu đống ủ khô thì phải tưới thêm nước.
Chế phẩm vi sinh vật do Viện Công nghệ môi trường nghiên cứu đã được đưa vào thử nghiệm đầu tiên ở nhà Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Cầu Diễn (Hà Nội). Kết quả cho thấy nếu sử dụng công nghệ thông thường của nhà máy thì thời gian xử lý kéo dài khoảng 45 ngày và có mùi hôi thối bốc ra từ bể ủ.
Nhưng khi bổ sung thêm 30 kg chế phẩm vi sinh vật cho một bể xử lý dung tích 150m3 rác thì thời gian xử lý hiếu khí là 30 ngày và không có mùi hôi bốc lên. Như vậy với việc bổ sung chế phẩm vi sinh vật đã tiết kiệm được 1/3 thời gian xử lý hiếu khí và đồng thời cũng tiết kiệm được năng lượng.
Sau khi xử lý phế thải bằng vi sinh vật đã tạo ra được sản phẩm phân hữu cơ sạch, an toàn. Các loại rau, củ, quả như cà chua, cà rốt, bắp cải, đậu tương sinh trưởng nhanh, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn (so với cây trồng đối chứng chỉ bón đơn thuần bằng phân hóa học hoặc phân tươi không qua ủ), không có ký sinh trùng gây bệnh như giun, sán…
Hiện nay, chế phẩm vi sinh vật đang tiếp tục được áp dụng tại nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Việt Trì, Vĩnh Phúc và Nhà máy xử lý rác Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước).
TS. Tăng Thị Chính, trưởng phòng vi sinh vật môi trường (viện Công nghệ môi trường) cho biết, tới đây, chế phẩm vi sinh sẽ được triển khai rộng rãi hơn ra nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước
Related news
Cổ thân bị úng và teo tóp lại. Rễ vàng và thối, cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó, lá mới héo dần, làm cây con chết. Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều và có màu nâu đỏ, vết bệnh hơi lõm sâu vào và thân bị nứt ra.
Hầu hết các quốc gia đều đưa ra quy định nghiêm ngặt về mức độ nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn gia súc, đặc biệt là loại nấm mốc phát sinh độc tố aflatoxin. Độc tố này làm giảm khả năng tiết sữa, đẻ trứng và sức đề kháng ở gia súc, gia cầm. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học của Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) đã sản xuất thành công chế phẩm vi sinh có tác dụng phòng chống nấm sinh độc tố aflatoxin trên cây ngô, lạc và cà phê.
Cariza 5EC là một sản phẩm thuốc tiên tiến thế hệ mới, ngay vụ đầu tiên đã khẳng định tính ưu việt. Thuốc trừ cỏ Cariza 5EC với hoạt chất Quizalofop-P-Ethyl 5% là thuốc trừ cỏ nội hấp lưu dẫn, chọn lọc, hiệu lực trừ cỏ cao, không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng, tác động diệt cỏ ở giai đoạn hậu nảy mầm. Cariza 5EC đặc trị các loại cỏ lá hẹp hằng niên và đa niên trên ruộng đậu tương (đậu nành), đậu xanh, lạc (đậu phộng), sắn (khoai mì), bông vải…
Qua nhiều năm theo dõi diễn biến của bệnh, ông Hiển đã tìm ra sáng kiến ứng dụng vacxin AFTOPOR khống chế dịch LMLM.
Hỏi: Cà phê tôi trồng được 2 năm, cây có hiện tượng chậm phát triển, vàng lá từ từ và chết. Khi đào gốc lên thấy những rễ nhỏ bị sưng giống u bướu. Xin cho biết nguyên nhân và giải pháp phòng trừ hiệu quả.