Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Quy trình thâm canh tác mè (vừng) đen trên chân đất lúa ở các tỉnh phía Nam

Quy trình thâm canh tác mè (vừng) đen trên chân đất lúa ở các tỉnh phía Nam
Author: Phạm Thị Phương Lan,Huỳnh Thị Đan Anh,Lê Thị Đào,Hồ Thị Thanh
Publish date: Thursday. July 25th, 2019

Quy trình gồm 9 biện pháp kỹ thuật, canh tác mè theo hướng thâm canh trên chân đất lúa:

- Thời vụ: trên chân đất lúa, mè có thể trồng trong vụ Đông Xuân, bắt đầu từ tháng 11- 12, hoặc vụ Xuân Hè, từ tháng 1- 2.

- Chuẩn bị đất: Cách 1- Làm đất: vệ sinh đồng ruộng, xới đất, lên luống: rộng 1,2-1,6 m, rãnh rộng 30 cm, sâu 15 cm; Cách 2 - Không làm đất: cắt rạ để lại gốc 3 cm, làm mương tưới tiêu mạng xương cá rộng 30 cm, sâu 40 cm, khoảng cách các mương từ 6-8 m.

- Chọn giống: sử dụng giống mè đen ĐH-1 có năng suất cao (1,2-1,5 tấn/ha trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, đạt 1,6-2,0 tấn trên vùng đất thịt phù sa trong điều kiện thâm canh và hàm lượng dầu cao 948,78%). Lượng giống gieo: 3 kg/ha, sau tỉa để khoảng cách cây từ 20-30 cm; cần xử lý hạt giống trước gieo sạ.

- Kỹ thuật gieo hạt: trộn hạt giống với đất bột để sạ lan cho đều, hoặc sử dụng công cụ sạ hàng. Sau gieo, cào nhẹ lớp đất mặt lấp hạt giống (đối với làm đất), hoặc tủ rơm rạ trên mặt ruộng, bơm nước ngập ruộng 5-6 giờ và rút cạn kiệt nước (đối với sạ chay).

- Bón phân: liều lượng bón 90 kg N-40 kg P2O5-60 kg K2O + 300 kg phân hữu cơ sinh học/ha. Bón lót 100% lân, phân hữu cơ sinh học + 50% kali + 20% đạm; Thúc lần 1 (20 ngày sau gieo): 50% kali + 50% đạm; Thúc lần 2 (40 ngày sau gieo): 30% đạm.  

- Quản lý nước: dựa trên nguyên tắc tưới đủ nước nhưng không đọng nước sau mưa, sau tưới cần phải có hệ thống thoát nước tốt. Tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm. Các giai đoạn cần nước của mè: Nẩy mầm (khi gieo); Bắt đầu ra hoa (22-25 ngày); Đậu trái (30-35 ngày); Trái chắc (40-50 ngày) và Thời kỳ chín (65 ngày).

- Tỉa thưa và dặm: là kỹ thuật bắt buộc, tỉa thưa từ 14-15 ngày sau gieo, để khoảng cách cây 25-30 cm, tạo cho cây đồng đều, khỏe và phân nhánh mạnh. Dặm mè thời điểm sau sạ 5-7 ngày tại chỗ mất khoảng, cây chết “mất khoảng” trên 25 % nên sạ lại.

- Quản lý sâu bệnh và cỏ dại: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Chú ý bệnh héo cây (Rhizoctonia sp.; Pythium sp. Fusarium sp) gây hại rất nghiêm trọng và có tính kháng thuốc cao. Sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma để xử lý hạt giống và phun phòng trị; Sử dụng luân phiên với thuốc hóa học Ridomil, Gold 68 WG; Mataxyl 500 WP, Aliette 800 WG; không tủ rơm rạ từ lúa nhiễm bệnh khô vằn.

- Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch khi thấy lá chuyển màu xanh vàng, trái gốc chuyển vàng và bắt đầu nứt, cắt cây khi trời khô ráo, ủ, phơi và ra hạt bằng máy tuốt lúa.


Related news

Phục tráng khoai sọ Nho Quan Phục tráng khoai sọ Nho Quan

Khoai sọ Nho Quan dễ trồng, đầu tư chi phí thấp, TGST trên 6 tháng, ít bị sâu bệnh hại, năng suất đạt từ 10 - 11 tấn/ha, cho giá trị thu nhập gần 100 triệu đ/ha

Thursday. July 25th, 2019
Bệnh thán thư hại khoai sọ Bệnh thán thư hại khoai sọ

Nấm bệnh đã phát sinh phá hại nặng trên cây khoai sọ ở miền Bắc, hình thù vết gây hại giống như trên quả ớt bị bệnh nên bà con nông dân gọi là bệnh "thán thư"

Thursday. July 25th, 2019
Kinh nghiệm trồng mè thay lúa xuân hè Kinh nghiệm trồng mè thay lúa xuân hè

Tập quán trồng mè (vừng) của bà con nông dân ở ĐBSCL đã có từ lâu đời. Vào những năm 1980 bà con nông dân ở huyện Châu Phú (An Giang)

Thursday. July 25th, 2019