Home / Cây ăn trái / Thanh long

Quy Trình Tạm Thời Phòng Chống Bệnh Đốm Nâu Hại Thanh Long

Quy Trình Tạm Thời Phòng Chống Bệnh Đốm Nâu Hại Thanh Long
Publish date: Wednesday. August 14th, 2013

Thời gian gần đây, các vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh ta bị bệnh đốm nâu gây hại thanh long (nông dân thường gọi là bệnh đốm trắng hay bệnh tắc kè). Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và mức độ gây hại ngày càng tăng, làm giảm giá trị thương phẩm của trái thanh long.

Phóng viên Báo Bình Thuận có cuộc trao đổi với kỹ sư Trần Minh Tiến – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh về hiện trạng và cách phòng chống bệnh này.

PV: Diễn biến thực tế bệnh đốm nâu hại thanh long hiện nay ở tỉnh ta, triệu chứng và đặc điểm gây hại của bệnh?

Kỹ sư Trần Minh Tiến: Tính đến 1/8/2013, toàn tỉnh có 353 ha nhiễm bệnh đốm nâu, tăng 81 ha so tuần trước đó, bệnh diễn ra tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình. Hiện nay do thời tiết đang có áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa, là điều kiện thuận lợi để bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại nặng trên diện rộng.

Triệu chứng bệnh trên thân cành là khi xuất hiện bệnh, ban đầu trên cành là các vết lõm màu trắng, sau đó bệnh nổi lên thành những đốm màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh làm cho các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

Triệu chứng bệnh trên quả tương tự như trên thân cành. Bệnh phát sinh, phát triển và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao nhất là vào mùa mưa. Bệnh phát sinh gây hại nặng ở những vườn thanh long bón nhiều phân đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long lây lan chủ yếu qua các con đường: Qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của thanh long; bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước chảy và qua một số động vật (ốc sên, côn trùng).

PV: Hiện nay đã có loại thuốc đặc trị bệnh đốm nâu và cách phòng ngừa bệnh?

Kỹ sư Trần Minh Tiến: Bệnh đốm nâu hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị phòng trừ bệnh này, các nhà khoa học đang nghiên cứu. Tuy vậy qua quá trình khảo nghiệm, mới đây ngày 9/7/2013 Cục Bảo vệ thực vật đã có Công văn 1448 hướng dẫn về Quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long.

Nội dung quy trình, trước hết về biện pháp canh tác là vệ sinh sạch cỏ dại, tiến hành tỉa cành cho vườn thông thoáng, sạch sẽ, không để vườn quá rậm rạp. Thường xuyên kiểm tra vườn, nhất là những vườn cận kề vườn bệnh và vườn um tùm, xanh tốt hoặc vào thời điểm ẩm độ không khí cao. Không tưới nước vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nẩy mầm gây hại, không tưới phun trên tán cây.

Loại bỏ những cành, quả bị bệnh, thu gom chôn lấp, rắc vôi bột tiêu hủy. Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), như bón phân cân đối tránh bón thừa phân đạm và sử dụng nhiều lần chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh. Tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục cũng như bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silic để tăng sức đề kháng cho cây.

Về biện pháp hóa học phòng trừ: Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất vườn với liều lượng  1 – 2 tấn/ha. Khi phát hiện bệnh đốm nâu chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ bệnh. Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đốm nâu hại thanh long, vì vậy tạm thời sử dụng các loại thuốc gốc đồng (Cuphous Oxide, Copper Hydroxide, Copper Sulfate) hoặc gốc Man cozeb để phun phòng trừ bệnh. Lưu ý sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.


Related news

Trừ Kiến Và Bọ Thầu Dầu Hại Thanh Long Nghịch Mùa Trừ Kiến Và Bọ Thầu Dầu Hại Thanh Long Nghịch Mùa

Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát hiện kịp thời và diệt trừ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái xuất khẩu, hiệu quả kinh tế không cao. Xin giới thiệu 2 biện pháp diệt trừ côn trùng rất hữu hiệu cho các nhà vườn.

Thursday. December 22nd, 2011
Làm Cột Leo Cho Cây Thanh Long Làm Cột Leo Cho Cây Thanh Long

Được dùng nhiều ở Bình Thuận, là địa phương có diện tích trồng thanh long lớn nhất nước ta hiện nay. Cột được làm bằng những loại gỗ tốt, chịu được mưa nắng, lâu mục, như cây căm xe, cây cẩm liên, cây sao đen

Sunday. February 13th, 2011
Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long Ruột Đỏ Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long Ruột Đỏ

Thanh long thuộc nhóm cây ưa sáng, rễ bàng và ăn cạn nên đất trồng thanh long phải thông thoáng, không bị ngập nước vào mùa mưa, lũ. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng; Nước tưới không nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Sunday. February 13th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Thanh Long Kỹ Thuật Trồng Thanh Long

Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) là cây nhiệt đới thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Nhiệt độ thích hợp cho Thanh long sinh trưởng và phát triển từ 20 - 34oC

Wednesday. January 12th, 2011
Dùng Bả Diệt Kiến Hôi Trên Quả Thanh Long, Hiệu Quả Cao Dùng Bả Diệt Kiến Hôi Trên Quả Thanh Long, Hiệu Quả Cao

Ông Nguyễn Văn Thinh, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) cho biết, nông dân xã Quơn Long có sáng kiến dùng bả diệt kiến hôi trên quả thanh long, hiệu quả rất cao.^ Sáng kiến này được thử nghiệm trên diện tích 50 ha thanh long, từ cuối tháng 4/2008 đến nay.

Thursday. December 22nd, 2011