Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 1
1. Điều kiện đất đai, nguồn nước
1.1. Đất
• Đất bằng phẳng. Không ngập lụt.
• Độ pH của đất khoảng 6,0 – 6,5.
• Gần nguồn nước sạch.
• Xa vùng có nguồn ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, bãi rác khoảng cách tối thiểu 500m.
1.2. Nguồn nước
• Nguồn nước phải sạch, nước không bị ô nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.
• Nguồn nước phải đủ tưới cho các mùa vụ trồng.
1.3. Thời tiết
• Nhiệt độ tối ưu để gieo hạt từ 21 – 32 0C. Có ánh sáng mặt trời.
• Có thể trồng quanh năm, thích hợp nhất ở vụ Đông Xuân và Hè Thu.
2. Chuẩn bị
2.1. Tiêu chuẩn chọn hạt giống
• Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống.
• Hạt giống không có mầm bệnh.
• Độ sạch của hạt giống ≥ 99 %.
• Hạt khác giống ≤ 0,2 %.
• Ẩm độ ≤ 7 – 8 %.
• Tỉ lệ nẩy mầm từ 90 – 95 %.
2.2. Chọn giống phù hợp
• Với nhu cầu thị trường.
• Với điều kiện đất đai và thời tiết của địa phương.
• Một số giống dưa leo: Dưa leo G8-61; Mỹ trắng, SG 33, giống 579, Happy 2.
2.3. Làm đất
• Đất cần được dọn sạch.
• Cày cho đất tơi xốp và phơi nắng từ 7 – 14 ngày trước khi trồng
2.4. Lên liếp và phủ bạt
• Liếp rộng 1,0 – 1,2 m, cao 20 – 25 cm. Trồng hàng đơn: khoảng cách hàng cách hàng 1,2 m, cây cách cây trên hàng 40 cm (mùa khô), và 50 cm (mùa mưa).
• Mùa mưa: nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để thoát nước dễ dàng sau mỗi cơn mưa.
• Bón lót cho 1.000 m2: 2 tấn phân hữu cơ đã ủ hoai + 40 – 50 kg super lân + 50 kg bánh dầu. Phân được bón trên liếp và phủ bạt.
• Phủ bạt: Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được).
2.5. Trồng
• Hạt dưa leo có tỷ lệ nẩy mầm cao nên có thể tỉa thẳng 1 – 2 hạt/lỗ, gieo sâu
2 – 3 cm và lấp tro trấu. Mật độ 3.000 – 5.000 cây/1.000 m2.
• Trộn hạt giống với Iprodione 50% WP 60 g cho một kg hạt giống để phòng ngừa bệnh từ hạt.
3. Chăm sóc
3.1. Bón phân
• Bón thúc: chia làm 3 lần bón: lần đầu (7 ngày sau khi gieo) 10 kg urê + 10 kg Kali lần thứ hai (20 – 25 ngày sau gieo) 10 kg urê + 5 kg kali, lần thứ ba (30 – 35 ngày sau gieo) 10 kg urê + 5 kg kali.
• Bón phân theo sự phát triển bộ rể của cây dưa leo. Mỗi lần bón đục lỗ nhỏ hoặc rạch hàng để bón và phủ lớp đất mỏng hoặc phân hữu cơ để giữ cho phân khỏi bay hơi.
Lưu ý: Nếu sử dụng thêm phân bón lá thì giảm lượng bón phân gốc 15-20% và ngừng phun xịt trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày (xem thêm quy trình sử dụng phân bón lá trên rau)
3.2. Tưới nước
• Mùa nắng tưới một ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
• Tăng lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn. Nhất vào thời kỳ ra hoa trái rộ, cần thoát nước tốt trong mùa mưa.
• Tưới nước ngay sau khi trồng và sau khi bón phân.
3.3. Chăm sóc
• Tỉa bỏ những cây phát triển không tốt. Ngắt bỏ bớt lá, tạo thông thoáng.
• Khi cây bắt đầu phun tua cắm chà cho cây bò lên giàn. Giàn làm theo kiểu mái nhà.
• Nhổ bỏ cây bị bệnh và đốt. Nên nhổ vào lúc trời nắng ráo.
• Sử dụng và bảo quản nông cụ, bình phun hoá chất phải được vệ sinh trước khi cất giữ.
Related news
Viện Nghiên cứu Rau quả đã khảo nghiệm đánh giá thành công một số giống dưa chuột chịu lạnh, thích hợp cho gieo trồng vụ đông trong nhà lưới.
Trái dưa bị chai nhỏ, còi cọc không phát triển được, làm giảm năng suất rất nhiều. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thường thể hiện rõ nhất ở trên lá là những đốm nhỏ màu xanh vàng hoặc màu nâu nhạt, hình đa giác hoặc hình bất định, nằm rải rác