Quy trình nuôi tôm hùm bông trong bể - Phần 1
Nuôi tôm hùm bông trong bể là mô hình nuôi tiên tiến, năng suất có thể đạt 5 kg/m2, tỷ lệ sống trên 80% và có thể kiểm soát được các bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt, như bệnh sữa, đỏ thân, hoại tử.
Chọn địa điểm nuôi
Địa điểm nuôi đảm bảo chủ động được nguồn nước biển để nuôi nuôi tôm hùm bông phải có độ mặn ổn định quanh năm 30 – 35‰, nước không bị nhiễm bẩn chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu hay hoá chất độc hại khác, các chỉ tiêu thuỷ hóa phù hợp điều kiện sống của tôm hùm bông (độ cứng < 5, pH 7 – 8; NH3– < 0,01 mg/lít;
NO2– < 0,05 mg/lít; Fe2+ khoảng 0,1 mg/lít; nhiệt độ < 310C).
Vị trí xây dựng trại nuôi tôm hùm thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu, tốt nhất nên xây dựng trại nuôi tôm hùm ở nơi sử dụng điện lưới quốc gia, gần vùng có nguồn tôm giống phong phú, để dễ khai thác và vận chuyển về cơ sở nuôi.
Xây trại nuôi tôm hùm nơi có cấu tạo địa chất ổn định, không bị lún, sạt lở, địa hình bằng phẳng để thuận tiện khi cấp và tiêu nước, bơm nước biển dễ dàng.
Thiết kế, vận hành hệ thống
Bể nuôi tôm hùm có diện tích đáy 100 m2.
Bể nuôi có dạng hình tròn đường kính 5,7 m, sâu 1,6 m hoặc dạng hình vuông có mỗi cạnh 10 m; mặt đáy nghiêng 5% về phía lỗ thoát nước, ống thoát nước có kích thước 114 mm nằm giữa bể.
Trong hệ thống nuôi tôm hùm thiết kế bể lọc sinh học tuần hoàn và bể ly tâm.
Bể lọc sinh học tuần hoàn có 4 ngăn dạng hình chữ nhật, kích thước ngăn thứ nhất: 1,5m x 5 m x 1,6 m;
3 ngăn còn lại có kích thước 1,5 m x 5 m x 0,8 m. Bể ly tâm có đường kính 2 m; cao 1,6 m.
Bể chứa nước đã lọc qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn có thể tích từ 4 đến 30 m3.
Bơm trực tiếp nước biển có độ mặn 30 – 35‰ vào bể chứa nước ngoài trời.
Xử lý diệt khuẩn mầm bệnh có thể có trong nước biển bằng Chlorine, nồng độ 30 – 40 ppm. Sục khí mạnh liên tục 48 – 72 giờ.
Tắt sục khí và kiểm tra nồng độ Cl– dư thừa, dùng thiosunphat để trung hoà Cl– trong trường hợp dư Cl–.
Bơm nước đã xử lý vào hệ thống bể nuôi tôm hùm (bể nuôi, bể chứa và bể lọc sinh học) ở trong nhà, mức nước cấp 1,4 m.
Vận hành 2 máy bơm nước được lắp đặt ở bể chứa nước đã qua bể lọc tuần hoàn.
Do chênh lệch thế năng, nước tự chảy từ bể nuôi tôm hùm về bể ly tâm để tham gia chu kỳ tuần hoàn nước.
Sau 18 – 20 tháng, tôm đạt khối lượng 0,7 – 1,3 kg/ con
Related news
Phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh và giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.
Bệnh sữa gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ hiện nay. Tôm mắc bệnh bị chết rải rác hoặc chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 70%.
Lưới được giăng xuống biển bằng thuyền vào khoảng 8 giờ tối, sau 4 – 5 tiếng (vào khoảng 12 – giờ khuya lưới được kéo lên thuyền lần thứ nhất để thu gom những con tôm hùm giống dính lưới.