Quy trình kỹ thuật trồng cây Rau Ngót
Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ của cây rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, tiểu dắt, tiêu độc, ngày dùng 20 – 40g lá tươi, sắc uống. Rễ cây rau ngót còn có rác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20 – 40g rễ tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống trong ngày. Nhân dân ta thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai (cho các sản phụ sau khi sinh). Lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống.
Ngoài ra, rau ngót còn chữa trẻ bị tưa lưỡi bằng cách giã nát lá rau ngót tươi sạch, vắt lấy nước hoà với mật ong, thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch rồi chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ có thể bú lại được bình thường.
Rau ngót có thể chữa đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu bằng cách lấy lá rau ngót 50g, rễ cỏ xưóc 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
– Thời vụ:
+ Rau ngót được trồng bằng phương pháp nhân vô tính, trồng một lần và thu hoạch 2 – 3 năm. Trong 1 năm có thể cắt 2 lần để hạn chế nhiều cây cao, tăng sức sinh trưởng của cây để đạt năng suất cao.
+ Rau ngót bắt đầu được chăm bón từ cuối tháng 2 đến hết tháng 10.
– Giống:
Có 2 giống rau ngót:
+ Rau ngót lá to: Sinh trưởng khỏe, thân lá màu xanh đậm, phiến lá to và mỏng, phẩm chất ngon;
+ Rau ngót lá nhỏ: Thân, lá có màu xanh nhạt, phiến lá nhỏ và dày, đường gân giữa cuống lá có màu xanh nhạt, ít bị sâu bệnh hại.
– Làm đất:
+ Rau ngót không kén đất, nhưng muốn có năng suất cao, cần chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 5,5 – 7,0.
+ Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng.
– Mật độ, khoảng cách:
+ Chia luống 1,3 – 1,5m, mặt luống rộng 1,0 – 1,2m, rãnh 0,3m trồng với khoảng cách 40 X 2 5cm/khóm (2 – 3 hom).
+ Chuẩn bị giống từ 9,5 – 10 vạn hom/ha, cũng có thể tách khóm từ cây gốc của năm trước để nhân thẳng ra ruộng.
– Phân bón:
Chú ý: Không dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón hoặc tưới.
+ Phân chuồng: sử dụng 15-20 tấn/ha (540 – 720kg/sào), cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
+ Phân hóa học:
Phân đạm: 150 – 200 kg/ha – Bón lót 30 – 40 kg/ha, còn lại chia 3 lần bón thúc.
Phân lân: Bón lón 100kg/ha
Phân kali: 100 – 150 kg – bón lót 50 – 75 kg/ha. Còn lại bón thúc 1 lần.
+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng.
+ Bón thúc:
• Lần 1: Sau khi trồng 40 – 50 ngày.
• Các lần bón tiếp theo sau các đợt thu hái.
+ Rau ngót có thời gian thu hoạch dài, có thể dùng nước phân hoai mục để tưới thêm cho bền cây.
+ Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sunphat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung địch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
+ Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, bón thúc phân nhiều lần sau các đợt thu hái, đặc biệt sau khi cắt thấp cây.
+ Chỉ thu hoạch sau khi bón phân ít nhất 14 ngày.
– Tưới nước:
+ Nguồn nước tưới: sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng khoan).
+ Tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện.
+ Luôn giữ độ ẩm đất 80 – 85%.
– Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu hại: Gồm một số sâu hại chính sau:
• Rầy xanh (Empoasca sp.):
Hại nặng khi bị khô hạn. Phòng trừ bằng các loại thuốc: Sherpa 20 EC, Regent 80 WG, Cyperan 25 EC…
• Nhện đỏ (Tetranychus sp.):
Hại nặng trong điều kiện khô hạn, sống tập trung dưới mặt lá. Cần phát hiện sớm để phòng trừ bằng các loại thuốc: Comite 73EC, Pegasus 500 sc, Ortus 5 sc.
• Bọ phấn (Bemisa myricae):
Vừa gây hại, vừa là môi giới gây bệnh virus, cần phòng trừ triệt để bằng các loại thuốc Sherpa 20 EC, Karate 2,5 EC…
• Bọ trĩ (Thrip sp.):
Phòng trừ bằng Admire 50EC, Confidor 100 SL, Gaucho 70 ws, Baythroid 50 SL.
+ Bệnh hại: Gồm các bệnh chính sau:
• Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): Hại nặng trong điều kiện khô hạn, nắng ấm. Phòng trừ khi bệnh mới chớm bị, bằng các thuốc: Anvil 5SC, Score 250 EC, Bayfidan 25EC.
• Bệnh xoăn lá (virus): Cần diệt trừ môi giới truyền bệnh là bọ phấn, nếu nặng thì phá bỏ trồng lại.
+ Nồng độ thuốc và lượng nước sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc. Phải kết thúc phun trước mỗi lứa thu hoạch 7 ngày.
– Thu hoạch:
+ Rau ngót cho thu hoạch nhiều lứa, các đợt thu phải thực hiện nghiêm ngặt thời gian cách ly thuốc hóa học bảo vệ thực vật và bón thúc đạm.
+ Thu hoạch đúng lứa, không để rau già giảm phẩm chất.
Related news
Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.
Để trồng được rau ngót cho năng suất cao, chất lượng rau tươi ngon và cho thu hoạch liên tục, bà con nên chọn các chân đất tốt, giàu mùn, không bị úng ngập nhưng không quá khô. Tốt nhất là nên chọn loại đất thịt pha sét vừa dễ canh tác mà lại giữ ẩm tốt để trồng.
Nhờ kỹ thuật trồng cây dễ dàng và chứa nhiều chất dinh dưỡng, cây rau ngót được trồng ở nhiều nơi và quanh năm. Bà con có thể tận dụng thùng, chậu trong nhà để tiết kiệm diện tích sân, vườn.