Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Xoài
Nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo quản - chế biến rau quả và khoa Công nghệ thực phẩm (ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) vừa xây dựng thành công quy trình chế biến các sản phẩm từ xoài. Công nghệ này đã được tặng Huy chương vàng tại Techmart Vietnam 2003.
Chế biến xoài sấy
Quy mô xưởng sấy từ 150 - 250kg nguyên liệu. Xoài được ủ ở nồng độ CaC2 (khí đá) 1%, thời gian ủ 36 giờ.
Xoài được rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát, rồi xử lý ở nhiệt độ 80 - 900C trong 5 - 9 phút. Các miếng xoài được ngâm trong dung dịch nước đường có nồng độ 40 - 50%, thời gian ngâm 18 - 20 giờ. Sau đó xoài được rửa lại bằng nước ấm trước khi đem ra khay sấy. Nhiệt độ sấy 50 - 600C và sấy trong 14 -18 giờ. Sản phẩm phải có độ ẩm 16 -18%.
Chi phí đầu tư cho thiết bị này khoảng 160 triệu đồng.
Chế biến nước xoài
Nước đường (phụ phẩm sau chế biến xoài sấy) được phối chế với 20% bột xoài và nước ngâm dứa, bổ sung thêm 0,3 - ,5% acid citric. Sau khi được phối chế,dung dịch được bổ sung chất ổn định và được đồng hóa (10 phút) để tránh hiện tượng tách lớp. Dung dịch được bài khí bằng cách đun nóng trước khi rót chai ghép nắp và thanh trùng ở nhiệt độ 1000C trong 15 phút. Sản phẩm nước có mầu vàng tươi, mùi thơm tự nhiên...
Chi phí đầu tư cho quy trình này khoảng 60 triệu đồng.
Chế biến giấm xoài
Dung dịch nước đường trong chế biến xoài sấy được xử lý nhiệt trước khi phối chế với nước theo tỷ lệ 1/3, có bổ sung rượu. Hỗn hợp này được bơm vào thiết bị lên men liên tục, có sục khí nhằm cung cấp oxy cho hệ vi sinh vật thuần khiết đã được phân lập và được cấy trên giá thể xốp đặt trong thiết bị. Thời gian lên men là 7 - 10 ngày (ngắn hơn thời gian lên men thông thường 3 lần), độ chua của giấm là 5 - 6%. Giấm có độ trong cao, màu vàng nhạt, thoảng hương thơm trái cây.
Related news
Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, ban đầu có những đốm nhỏ như mũi kim màu nâu đến đen có hình dạng không định hình, về sau vết bệnh phát triển thành từng đốm tròn hoặc có góc cạnh, màu nâu đỏ, đường kính khoảng 3-5 mm, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và rách thành lỗ thủng.
Dùng lớp đất mặt trộn với 10-15kg phân chuồng hoai mục, tro trấu, 200g phân lân, dùng hỗn hợp này ém chặt vào hố, đặt bầu cây giống, lấp thêm đất trộn phân và lớp đất mặt làm thành mô.
Phần lớn nhãn, xoài tiêu thụ trên thị trường hiện nay đều đựng trong sọt tre, thùng gỗ, thùng carton để trong điều kiện tự nhiên, vì vậy bị tác động bởi nhiệt độ, ẩm độ cao lại vận chuyển đi xa nên chỉ bảo quản được 7 – 10 ngày, tỷ lệ dập nát đến 20 – 25%, có khi tới 30%.
Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về cây ăn trái nói chung và xoài nói riêng đang hướng tới chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, mô hình trồng xoài bao trái ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A đang được đông đảo các nhà vườn áp dụng.
Việc rải vụ không những giảm áp lực lên chính vụ, tăng thu nhập cho nhà vườn mà còn hạn chế được tình trạng “mua xoài lá” vì những người mua thường tập trung khai thác tối đa nên dễ làm cho vườn cây bị suy.