Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Quy trình chứng nhận thực phẩm an toàn theo chuỗi

Quy trình chứng nhận thực phẩm an toàn theo chuỗi
Author: Hải Hà
Publish date: Monday. May 23rd, 2016

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) đã chính thức công bố một số điều kiện, thủ tục như sau:

Đối tượng cấp giấy xác nhận

Sản phẩm được xác nhận là sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bán tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm (cửa hàng, quầy hàng tại chợ, siêu thị...).

Chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm có nhu cầu, tự nguyện đăng ký để được xác nhận.

Điều kiện để được xác nhận

Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm kết nối giữa cơ sở sản xuất với cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:

- Cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác/nuôi trồng thủy sản) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận GAP hoặc tương đương. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển (đến cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.

Đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng:

- Cơ quan chức năng kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại công đoạn sản xuất sản phẩm cuối cùng trước khi  cung cấp thực phẩm ra thị trường.

- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.

Cơ quan xác nhận

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố hoặc cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản trong trường hợp địa phương chưa thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (địa chỉ liên hệ chi tiết xin vui lòng truy cập vào Báo điện tử Dân Việt: danviet.vn).

Các bước cấp giấy xác nhận

Cơ sở bày bán sản phẩm đăng ký với cơ quan cấp giấy xác nhận nêu tại mục 3 ở trên để được xem xét cấp giấy. Khi đăng ký, doanh nghiệp cung cấp bản photo giấy chứng nhận GAP hoặc tương đương hoặc bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ), chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm  đối với các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng.

Cơ quan kiểm tra căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký của cơ sở bày bán sản phẩm và kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát để cấp giấy xác nhận.

Kiểm soát sau xác nhận

Định kỳ, cơ quan cấp giấy xác nhận đi thẩm tra thực tế việc tuân thủ các nội dung đã được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và lấy mẫu phân tích. Trường hợp phát hiện không tuân thủ quy định sẽ bị thu hồi giấy xác nhận đã cấp cho cơ sở.

Danh sách các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản: Xem tại đây

Ông Nguyễn Như Tiệp -  Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản: 69 địa chỉ vẫn còn rất nhỏ

Danh sách 69 địa chỉ xanh này mới chỉ là rất nhỏ trong số các đơn vị sản xuất xanh – sạch. Trong thời gian tới, số lượng này chắc chắn sẽ tăng lên. Để trở thành địa chỉ xanh, thứ nhất sản phẩm phải có nguồn xuất xứ rõ ràng trên nhãn, bao bì. Thứ hai chỉ có các sản phẩm từ các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, các cơ sở sơ chế, chế biến, chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các cơ sở nhỏ lẻ phải cam kết có các chứng nhận đảm bảo, tiêu chuẩn VietGAP hay các chứng nhận khác… cũng được chứng nhận đủ điều kiện an toàn.

Việc kinh doanh thực phẩm an toàn bằng những hoạt động truyền thông như hiện nay, các cơ sở sản xuất họ sẽ quan tâm đến chất lượng hơn nữa, tham gia các sản phẩm an toàn cung cấp theo chuỗi. Càng nhiều người quan tâm, giá thành sẽ càng giảm hơn.


Related news

Xây dựng nông thôn mới nhanh phải đi liền với vững chắc Xây dựng nông thôn mới nhanh phải đi liền với vững chắc

Đó là tâm sự của bà Lê Thị Yến - Chủ tịch UBND huyện Sông Mã (Sơn La) về tiến độ xây dựng NTM ở xã Chiềng Khương nói riêng và huyện Sông Mã nói chung. Sông Mã đang phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt 10 tiêu chí trở lên và có 1 xã hoàn thành NTM.

Monday. May 23rd, 2016
Tỷ phú sầu riêng Tỷ phú sầu riêng

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 3ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng, lão nông Lê Văn Sáu (tên thường gọi Sáu Bờ, SN 1944, ngụ ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

Monday. May 23rd, 2016
Tỷ phú nhãn 2 giỏi Tỷ phú nhãn 2 giỏi

Ngoài việc là một tỷ phú ở “đất nhãn”, anh Nguyễn Văn Thế còn là một cán bộ Hội giỏi được bà con nông dân xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) rất tin yêu, quý mến.

Monday. May 23rd, 2016