Quy chuẩn trong sản xuất giống và nuôi cá rô phi
Quy chuẩn này được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BNNPTNT do Bộ NN&PTNT ký ngày 7/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2017.
Theo đó, với cơ sở sản xuất cá rô phi giống - Yêu cầu kỹ thuật bảo đảm vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường; ký hiệu: QCVN 02 - 25:2017/BNNPTNT; Cơ sở nuôi cá rô phi - Yêu cầu kỹ thuật bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; ký hiệu: QCVN 02 - 26:2017/BNNPTNT.
Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi bán thâm canh và thâm canh cá rô phi trong ao. Trong đó, nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế, mật độ nuôi 1 - 3 con/m2; Nuôi thâm canh là hình thức nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế, mật độ nuôi > 3 con/m2.
Quy định kỹ thuật
Ao nuôi: Bờ ao không bị rò rỉ, độ sâu mặt nước tối thiếu 1,5 m.
Ao chứa, lắng: Bờ ao không bị rò rỉ; Có diện tích tối thiểu 15% tổng diện tích mặt nước nuôi của cơ sở nuôi.
Khu/ao xử lý nước thải, chứa bùn thải: Tách biệt với ao nuôi, ao chứa/lắng; Bờ ao không bị rò rỉ; có diện tích tối thiểu 10% tổng diện tích mặt nước nuôi của cơ sở nuôi.
Cá giống: Kích cỡ cá thả: Đạt yêu cầu về chiều dài và khối lượng theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật đối với cá rô phi giống. Cá không nhiễm mầm bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. và Aeromonas sp.
Thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng phòng, trị bệnh cá, xử lý, cải tạo môi trường phải được phép lưu hành tại Việt Nam; có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định; Không sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
Quy chuẩn này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân nuôi bán thâm canh và thâm canh cá rô phi trong ao thực hiện và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận cơ sở nuôi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Related news
Kể từ năm 2018, Mỹ và EU sẽ áp dụng bắt buộc các nhà NK tôm phải thực hiện cấp chứng chỉ ASC và BAP,đồng thời thực hiện việc truy xuất điện tử các chứng chỉ này
Xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm nay đã tăng trưởng khá tốt và đã đạt khoảng hơn 3,5 tỷ USD.
Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Nam Định, nhằm đánh giá tác động cũng như tìm ra giải pháp thích hợp để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay