Quy chuẩn sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, giới hạn an toàn đối với hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi; có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Ảnh minh họa
Theo đó, quy định mức giới hạn tối thiểu và mức giới hạn tối đa đối với các hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, gồm: Calcium hypocholorite, Sodium hypochlorite, Formaldehyde, Glutaraldedyde, Benzalkonium chlorite; Còn các hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khác thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải đảm bảo mức giới hạn tối đa theo quy định đối với các chất trên.
Cùng đó, quy định mức giới hạn đối với các khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm: CaO, MgO (vôi sống), Ca(OH)2, Mg(OH)2 (vôi tôi), CaCO3, CaMg (CO3)2 (đá vôi, Dolomite), Zeolite; Các khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khác thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định mức giới hạn tối thiểu và mức giới hạn tối đa đối với chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm: Chế phẩm vi sinh vật/Chế phẩm hỗn hợp có chứa vi sinh vật sống; Chế phẩm từ hạt bã trà (Tea seed meal); Chế phẩm enzyme, chế phẩm chiết xuất từ vi sinh vật, chế phẩm hỗn hợp.
Related news
Các chuyên gia tại Scotland đang phát triển hệ thống cảnh báo sớm tảo và phù du độc hại, giúp ngành nuôi trồng thủy sản vượt qua một trong những thách thức lớn
Xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh là khâu rất quan trọng. Mô hình tận dụng phân tôm làm biogas được nhiều người quan tâm bởi tính ưu việt
Ngoài các bệnh thường mắc như hoại tử gan cấp tụy, đốm trắng, hiện nay, tình hình nhiễm bệnh vi bào tử trùng (EHP) và phân trắng trên tôm nước lợ có chiều tăng