Quế Thuận tạo sức bật từ sự đồng thuận
Nhà nhà trồng keo
Theo ông Hiền, mặc dù không phải là xã điểm của huyện về xây dựng NTM, song những năm qua xã Quế Thuận đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tích cực làm thay đổi nhanh chóng diện mạo khu vực nông thôn.
Trong những năm qua, Quế Thuận đã dành gần 25 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế.
Hiện xã đã đạt 12/19 tiêu chí NTM.
Được biết, Quế Thuận là xã phía đông của huyện Quế Sơn, trên 80% dân số sống dựa vào nghề nông nên đời sống còn nhiều khó khăn.
Mặc dù vậy, Quế Thuận lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội như có tuyến ĐT 611 chạy qua, nối liền với các trung tâm huyện lân cận nên thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa và phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Quế Thuận cũng là nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, có diện tích đất lâm nghiệp lớn...
“Để nâng cao thu nhập cho người dân, ngoài việc xây dựng các mô hình, khuyến khích bà con phát triển kinh tế gia trại, kinh tế vườn, địa phương luôn khuyến khích bà con phát triển kinh tế rừng.
Hiện nay, nhà nào ở Quế Thuận cũng trồng keo, ít thì vài sào, nhiều thì cả ha.
Toàn xã có gần 1.000ha keo.
Nhờ biết chăm sóc nên rừng keo đem lại hiệu quả cao, thu nhập của nhiều hộ đã tăng lên đáng kể” - ông Hiền chia sẻ.
Đẩy nhanh xây dựng NTM
Về chặng đường xây dựng NTM vừa qua, ông Hiền chia sẻ, do là xã nghèo, có điểm xuất phát thấp nên khi bắt đầu triển khai, Quế Thuận chỉ đạt 2/19 tiêu chí NTM.
Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nhân dân trong xã rất tích cực tham gia chương trình.
“Từ nguồn vốn đầu tư của chương trình, cùng với sự đóng góp tích cực của bà con bằng tiền, ngày công, hiến đất nên Quế Thuận đã làm được hàng chục km đường giao thông, các công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa…, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương và phục vụ dân sinh” – ông Hiền phấn khởi nói.
Trao đổi với NTNN, ông Phan Duy Thanh – Chủ tịch UBND xã chia sẻ, mặc dù các tiêu chí về NTM ở Quế Thuận đạt chưa cao, nhưng xã quyết tâm đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn NTM.
Theo đó, xã sẽ tiếp tục phát huy nội lực, lồng ghép các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương để đáp ứng nhu cầu của người dân trong phát triển nông nghiệp và kinh tế rừng.
Bên cạnh đó, xã cùng tạo điều kiện để người dân phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, nhất là đưa nhiều giống vật nuôi mới, có hiệu quả cao vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết lao động nông thôn và giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương...
“Cũng như nhiều xã trên địa bàn, do điều kiện còn khó khăn, hạ tầng chưa được đầu tư nhiều nên Quế Thuận rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư hơn nữa từ cấp trên” – ông Thanh đề nghị.
Related news
Ngày 8.9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Phát huy vai trò của Doanh nghiệp trong nông thôn mới với chủ đề: “Phát triển Doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Đó là ý kiến của lão nông Hoàng Văn Chất - chủ trang trại hoa quả ở bản Củ, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Sơn La.
Để giữ thương hiệu “nhãn lồng Hưng Yên”, người trồng nhãn ở vùng đất này không chỉ luôn chăm chỉ, năng động, sáng tạo mà còn tuân thủ quy định sản xuất sạch theo quy trình VietGAP khép kín từ khâu trồng đến khi thu hoạch...