Quảng Trị phát hiện sớm, chính xác dịch bệnh thủy sản
Theo “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024”, tỉnh Quảng Trị sẽ chú trọng nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở nuôi về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi trồng, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Đồng thời, tiến hành tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y thủy sản, các hộ nuôi thủy sản về kỹ thuật, năng lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh. Từng bước bao vây, khống chế các bệnh nguy hiểm như: đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp… trong nuôi thủy sản tại Quảng Trị.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về Luật Thú y, Luật Thủy sản; Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phòng, chống dịch bệnh thủy sản; Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương..; đặc biệt là kỹ thuật, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển tôm hùm giống
Theo Kế hoạch phòng, tỉnh Quảng Trị sẽ thực hiện quy trình kiểm dịch theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Kiểm tra, ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống vào địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản; kiểm soát giống thủy sản lưu thông ra khỏi địa bàn tỉnh, hạn chế để giống thủy sản chưa qua kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức xử lý động vật thủy sản mang mầm bệnh nguy hiểm. Nếu giống thủy sản vận chuyển vào địa bàn tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch hay giấy kiểm dịch không hợp lệ thì tổ chức kiểm tra lại và xử lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản phải khai báo kiểm dịch và thực hiện đúng quy trình kiểm dịch thủy sản bố mẹ khi vận chuyển về cơ sở sản xuất giống thủy sản trước khi xuất bán ra khỏi địa bàn tỉnh.
Quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi tôm nước lợ
Thường xuyên tiến hành giám sát dịch bệnh thủy sản. Cụ thể là hằng ngày theo dõi để kịp thời phát hiện thủy sản bị bệnh, bị chết để xử lý theo quy định. Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường; đồng thời báo cáo chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y cấp tỉnh để được tư vấn, hỗ trợ.
Giám sát bị động: Khi phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường. Điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp, không để dịch bệnh lây lan rộng.
Giám sát chủ động: Định kỳ quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi thủy sản theo Kế hoạch của UBND tỉnh về quan trắc môi trường nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch cụ thể hàng năm. Lấy mẫu chủ động giám sát sự lưu hành của mầm bệnh trên thủy sản tại các vùng nuôi trọng điểm nhằm cảnh báo sớm.
Phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định tại Luật Thú y, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quyết định của UBND tỉnh…
Chuẩn bị thả nuôi mới: Cải tạo ao hồ nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật. Thả nuôi đúng “Khung lịch mùa vụ” của Sở Nông nghiệp và PTNT. Chọn giống thủy sản có nguồn gốc rõ ràng (ở các trại giống uy tín, được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền). Có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi; diệt khuẩn nguồn nước trước khi đưa vào nuôi.
Không giấu dịch khi có dịch bệnh xảy ra
Đối với vùng chưa có bệnh: Tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Thường xuyên theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi để có sự điều chỉnh phù hợp. Hạn chế đi lại qua các vùng nuôi thủy sản khác. Tích cực giám sát hoạt động của thủy sản nuôi trong ao.
Đối với vùng đang có bệnh: Chủ cơ sở nuôi khi phát hiện thủy sản nghi nhiễm bệnh hoặc chết bất thường phải kịp thời báo cho nhân viên thú y, UBND xã, phường, thị trấn, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố để cử cán bộ kỹ thuật đến hiện trường kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, trị bệnh. Không được giấu dịch.
Tuyệt đối không được tháo nước ra ngoài môi trường khi chưa được xử lý đúng kỹ thuật. Thông báo cho các hộ nuôi xung quanh biết để có biện pháp phòng ngừa. Không đi qua các vùng nuôi thủy sản khác. Chưa thả nuôi lại hay nuôi mới khi các ao nuôi xung quanh vẫn đang có dịch xảy ra. Khuyến khích các cơ sở, hộ nuôi thủy sản xây dựng cơ sở an toàn dịch.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 60% kinh phí cấp qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y mua hóa chất hỗ trợ xử lý dập dịch thủy sản. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ 40% kinh phí mua hóa chất hỗ trợ xử lý dập dịch thủy sản. Các kinh phí khác sẽ sử dụng ngân sách tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản; khung lịch mùa vụ để người nuôi có thể lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp và thả nuôi đúng lịch thời vụ. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh về kinh phí và các văn bản chỉ đạo công tác nuôi trồng và phòng chống dịch bệnh thủy sản.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; giám sát việc triển khai phương án phòng chống dịch tại các địa phương. Thực hiện công tác báo cáo tình hình dịch bệnh thủy sản.
Chỉ đạo Chi cục Thủy sản xây dựng và tổ chức thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt tại các vùng nuôi tập trung đối tượng chủ lực, đối tượng có giá trị kinh tế) để cảnh báo, chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, tổ chức phổ biến, hướng dẫn người nuôi áp dụng các quy trình kỹ thuật, các quy định về nuôi trồng thủy sản; Tăng cường kiểm tra, giám sát kế hoạch nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Chỉ đạo Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức sản xuất, cung ứng giống thủy sản cho các hộ nuôi trên địa bàn đảm bảo chất lượng. Tổng hợp kết quả, báo cáo đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Related news
Mặc dù thị trường có những điểm sáng, song năm 2024 ngành thủy sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Từ đó, VASEP đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ.
Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm, nhiều hộ dân và doanh nghiệp nuôi tôm đã ứng dụng các công nghệ sử dụng ít nước hoặc công nghệ tuần hoàn.
Một doanh nghiệp thủy sản ở Ninh Thuận vừa hạ thủy thành công lồng nuôi mực bán tự nhiên trên vùng biển tỉnh này bằng công nghệ HDPE lớn nhất Việt Nam.