Home / Hải sản / Tôm sú

Quản lý thức ăn trong ao nuôi tôm sú thâm canh

Quản lý thức ăn trong ao nuôi tôm sú thâm canh
Author: 2LUA.VN tổng hợp
Publish date: Monday. March 9th, 2015

Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn. Vì vậy, cho ăn là một khâu kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.

Chi phí thức ăn chiếm hơn 50-60% tổng chi phí sản xuất. Để quản lý thức ăn hiệu quả, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chọn thức ăn có độ đạm từ 42-35% tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, thức ăn có mùi đặc trưng hấp dẫn tôm.

2. Cho ăn từ 4-6 lần/ngày, không cho ăn dư thừa, nên cho ăn hơi thiếu để tránh ô nhiễm và lãng phí thức ăn. Kết hợp chài, sàng ăn, kiểm tra đường ruột tôm và tình trạng sức khỏe của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

3. Trong chu kỳ lột xác của tôm cần giảm thức ăn từ 20-50% trong 2-3 ngày.

4. Nếu mưa liên tục nhiều ngày, cần giảm thức ăn từ 10-20%.

5. Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng và men tiêu hóa vào khẩu phần cho tôm từ 1-2%.

6. Trong 2 tháng đầu, do tập tính của tôm phân bố ở khu vực ven bờ nên thức ăn cần được rải ở vùng nước gần bờ (3-4 m). Từ tháng thứ 3 thức ăn được rải đều khắp ao. Tránh rải thức ăn nơi đáy ao dơ bẩn và quá sát bờ. Các vị trí có nhiều chất cặn bã lắng tụ nên làm dấu bằng cọc để tránh cho tôm ăn ở đó.

7. Kích cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ tôm để tránh tôm phân đàn. Khi chuyển đổi số thức ăn phải chuyển từ từ, mỗi ngày bớt 15-20% thức ăn nhỏ để trộn vào 15-20% thức ăn lớn hơn.

8. Sau 1 tháng nuôi kiểm tra thấy tôm không đều thì tiến hành cho tôm ăn dặm. Cứ mỗi cử ăn trừ lại 10% lượng thức ăn/cử đó, sau 1 tiếng từ lúc cho ăn thì tiến hành cho ăn dặm bằng cách đi vòng quanh bờ rải thức ăn.

Cho tôm ăn phù hợp, đủ lượng, đủ chất sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và tăng lợi nhuận./.


Related news

Hợp chất thực vật thứ yếu để đánh bại bệnh ở tôm Hợp chất thực vật thứ yếu để đánh bại bệnh ở tôm

Nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã phát triển rất nhiều. Thật không may, ngành công nghiệp tôm đang đối mặt với vấn đề lớn bởi các bệnh do vi khuẩn gây ra. Mối quan tâm lớn nhất là bệnh cầu trùng. Chiết xuất thực vật có thể giúp chống lại căn bệnh này.

Tuesday. August 9th, 2016
Làm thế nào để ngăn chặn hội chứng tử vong sớm (EMS) trong phương pháp nuôi tôm Làm thế nào để ngăn chặn hội chứng tử vong sớm (EMS) trong phương pháp nuôi tôm

Một bệnh tôm mới xuất hiện được gọi là hội chứng tử vong sớm (EMS) hoặc hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) đã được báo cáo là gây thiệt hại đáng kể giữa các trang trại nuôi tôm ở Trung Quốc (2009), Việt Nam (2010) và Malaysia (2011).

Wednesday. August 31st, 2016
Quản lý nồng độ Amoniac trong môi trường nuôi trồng thủy sản Quản lý nồng độ Amoniac trong môi trường nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là nuôi và thu hoạch các sinh vật thủy sản trong một môi trường có kiểm soát. Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay là lĩnh vực thức ăn chăn nuôi phát triển nhanh nhất, với khoảng 46% tất cả các loài cá được tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2012 được sản xuất tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Wednesday. August 31st, 2016