Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh
Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn. Vì vậy, cho ăn là một khâu kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
Chi phí thức ăn chiếm hơn 50-60% tổng chi phí sản xuất. Để quản lý thức ăn hiệu quả, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chọn thức ăn có độ đạm từ 42-35% tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, thức ăn có mùi đặc trưng hấp dẫn tôm.
2. Cho ăn từ 4-6 lần/ngày, không cho ăn dư thừa, nên cho ăn hơi thiếu để tránh ô nhiễm và lãng phí thức ăn. Kết hợp chài, sàng ăn, kiểm tra đường ruột tôm và tình trạng sức khỏe của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
3. Trong chu kỳ lột xác của tôm cần giảm thức ăn từ 20-50% trong 2-3 ngày.
4. Nếu mưa liên tục nhiều ngày, cần giảm thức ăn từ 10-20%.
5. Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng và men tiêu hóa vào khẩu phần cho tôm từ 1-2%.
6. Trong 2 tháng đầu, do tập tính của tôm phân bố ở khu vực ven bờ nên thức ăn cần được rải ở vùng nước gần bờ (3-4 m). Từ tháng thứ 3 thức ăn được rải đều khắp ao. Tránh rải thức ăn nơi đáy ao dơ bẩn và quá sát bờ. Các vị trí có nhiều chất cặn bã lắng tụ nên làm dấu bằng cọc để tránh cho tôm ăn ở đó.
7. Kích cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ tôm để tránh tôm phân đàn. Khi chuyển đổi số thức ăn phải chuyển từ từ, mỗi ngày bớt 15-20% thức ăn nhỏ để trộn vào 15-20% thức ăn lớn hơn.
8. Sau 1 tháng nuôi kiểm tra thấy tôm không đều thì tiến hành cho tôm ăn dặm. Cứ mỗi cử ăn trừ lại 10% lượng thức ăn/cử đó, sau 1 tiếng từ lúc cho ăn thì tiến hành cho ăn dặm bằng cách đi vòng quanh bờ rải thức ăn.
Cho tôm ăn phù hợp, đủ lượng, đủ chất sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và tăng lợi nhuận./.
Related news
Nhiều đêm không ngủ được, anh Ê cứ trằn trọc, đắn đo suy nghĩ, có nên nuôi tôm sú hay không? Cuối cùng, anh cũng đi đến thành công, thu lợi nhuận về nửa tỷ đồng/năm nhờ nuôi tôm sú công nghiệp.
Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn
Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt
Trên thị trường hiện nay, nhiều loại hóa chất khi sử dụng sẽ hấp thụ mạnh oxy trong nước ao tôm hay mất hoạt tính khi gặp ánh sáng, nên người nuôi tôm cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của chúng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh trường hợp làm mất oxy trong nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi
Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.