Home / Hải sản / Tôm sú

Quản lý hiệu quả tảo trong ao tôm

Quản lý hiệu quả tảo trong ao tôm
Author: Thái Thuận
Publish date: Friday. April 6th, 2018

Tảo có vai trò rất quan trọng trong ao tôm. Tuy nhiên, sự mất cân bằng về số lượng tảo có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ao và tôm nuôi.

Tùy từng loại tảo người nuôi có biện pháp xử lý thích hợp. Ảnh: Máy Cày 

Ảnh hưởng

Hiện nay, các loại tảo phổ biến trong ao nuôi tôm thâm canh gồm tảo lục, tảo silic, tảo lam, tảo giáp và tảo mắt. Trong đó, tảo lục và tảo silic được xem là tảo có lợi, bản thân chúng không chứa độc tố, khi chúng phát triển nhiều trong ao ít gây hiện tượng nở hoa. Ngược lại, tảo lam, tảo giáp, tảo mắt là những loại có hại vì khi chúng phát triển quá nhiều (chiếm ưu thế) trong ao sẽ gây tác động xấu, làm nước ao nhờn, sản sinh nhiều chất độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm.

Tảo lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam) phần lớn ở dạng tập đoàn hay đa bào hình sợi, hình chuỗi hạt đơn... Sự xuất hiện của chúng trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản ở mức cao là dấu hiệu cho thấy ao nuôi không được quản lý đúng cách. Khi tảo lam phát triển với mật độ dày đặc có thể thấy các hạt li ti trên mặt nước bằng mắt thường, nước ao sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Tảo lam cũng có thể gây ra mùi vị mùi khó chịu trên tôm. Tảo có thể khiến tôm chết do số lượng lớn các tế bào tảo bị mắc kẹt trong các mang của chúng, gây suy hô hấp, xuất huyết, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Các chất độc từ tảo lam gây nguy hiểm cho sức khỏe thủy sản và có khả năng cho người tiêu dùng nếu chúng có mặt trong sản phẩm nuôi trồng. Các chất độc bao gồm neurotoxins, hepatotins, cytotoxins... Neurotoxins là chất độc có thể tấn công hệ thần kinh của động vật có xương sống và động vật không xương sống. Chúng gây ảnh hưởng cấp tính trong động vật có xương sống, với tình trạng tê liệt nhanh chóng của các cơ xương và cơ hô hấp. Các triệu chứng khác bao gồm sự mất phối hợp, di chuyển không đều, thay đổi bơi lội và co giật trước khi chết.

Dấu hiệu nhận biết tảo giáp là ao nước có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm. Nếu ăn phải loại tảo này sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc. Là nguyên nhân gây hiện tượng phát sáng trong ao. Ngoài ra, tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu ôxy trong nước.

Tảo mắt là sinh vật chỉ thị môi trường, ao nuôi có tảo mắt chứng tỏ nền đáy nhiễm bẩn, ao bị ô nhiễm chất hữu cơ. Phân bố chủ yếu môi trường nước ngọt hiếm thấy trong ao nuôi tôm. Khi tảo mắt phát triển thì nước ao có màu nâu đen, xanh rau má.

Quản lý hiệu quả

Nguyên nhân xuất hiện tảo trong ao là do tích tụ hàm lượng muối dinh dưỡng nhiều, đặc biệt là Nitơ và photphos trong nước và đáy ao. Ngoài ra, khi thời tiết nắng nóng thất thường hoặc mưa kéo dài cũng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển. Sự phát triển quá mức của tảo là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng sức khỏe của tôm  nuôi. Bởi vậy, người nuôi cần nắm vững đặc điểm và điều kiện phát triển của mỗi loài tảo để có hướng điều chỉnh thích hợp. Biện pháp hiệu quả là cần quản lý hệ thống ao nuôi toàn diện để đảm bảo sự cân bằng của chất dinh dưỡng.

Khi xuất hiện tình trạng tảo phát triển dày, cách tốt nhất là loại bỏ ngay lượng tảo này ra khỏi hệ thống, nếu không chúng sẽ lan ra rất nhanh. Sử dụng men vi vinh xử lý tảo, dùng vào ban đêm (lúc 10 giờ). Giảm cho ăn hoặc ngừng ăn, xi phông đáy ao kỹ. Thả ghép cá rô phi với tôm trong ao. Cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy, chúng có thể tiêu hóa 30 - 60% đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo lục… giúp ổn định chất lượng nước.

Khi tảo tàn, cần nhanh chóng vớt xác tảo chết. Kiểm tra các thông số trong ao để có sự điều chỉnh. Tăng cường ôxy cho ao bằng cách bổ sung ôxy viên, chạy quạt nước hết công suất. Tiến hành thay 30% nước trong ao nếu có ao lắng. Giảm 30 - 50% lượng thức ăn.

>> Theo khuyến cáo, để điều chỉnh được mật độ tảo trong quá trình nuôi, người nuôi cần nắm vững đặc điểm phát triển của mỗi loài để có thể kịp thời khống chế hiện tượng chiếm ưu thế và nở hoa của tảo trong ao nuôi.


Related news

Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B) Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B)

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị. Quy trình tạm thời nuôi tôm nước lợ an toàn trong vùng dịch bệnh (Phần 2B)

Tuesday. February 27th, 2018
Kỹ thuật ương dưỡng tôm giống trong ao đất Kỹ thuật ương dưỡng tôm giống trong ao đất

Để thành công và đạt tỷ lệ sống cao trong vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến thì người nuôi phải mua tôm giống kích cỡ lớn (còn gọi là “tôm ke”)

Tuesday. February 27th, 2018
Chữa bệnh cho tôm, cá bằng thảo mộc Chữa bệnh cho tôm, cá bằng thảo mộc

Tôi ghi nhận những kinh nghiệm hay của nhiều gia đình trong việc sử dụng các loại thảo mộc làm thuốc chữa một số bệnh thường gặp trên tôm, cá thay cho việc dùng

Thursday. March 8th, 2018