Quản lý bệnh thối, chết cành thanh long
Để giúp bà con có biện pháp quản lý, ông Trần Minh Tân, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận đưa ra giải pháp.
Thanh long Bình Thuận nhiễm bệnh thối, chết cành già
Theo đó, phải vệ sinh và tiêu huỷ sạch cành già bị bệnh, kể cả cành có dấu hiệu bắt đầu bị nhiễm. Phòng trừ tuyến trùng hại rễ và tập đoàn nấm hại rễ bằng các loại thuốc Stop 5 SL, Sincosin… Sau khi vệ sinh vườn sạch cành bệnh, phải phun thuốc ngay. Dùng thuốc Norshield pha 50gram cho 1 bình 16 lít hoặc Bordeaux pha 4 gói cho bình 16 lít. Lưu ý phun kỹ phần thân chính và các cành ở phía trong trụ (không phun phủ trụ như cách bà con thường làm), phun 2 - 3 lần, cứ 10 ngày phun 1 lần.
Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục (tuyệt đối không bón phân hữu cơ tươi). Bón các loại phân có lân cao và trung vi lượng cao để đảm bảo độ pH và phục hồi bộ rễ như: Lân phosphoritr, lân super tecmo, lân Maxi-P… Định kỳ 2,5 - 3 tháng bón 1 lần. Những vườn bị nhiễm nặng phải tiến hành lấy được 2 lần chồi vào đầu và giữa mùa khô để bổ sung lượng cành và né bệnh đốm nâu.
Ngoài ra, phải tiến hành tiêu thoát nước trong mùa mưa để phục hồi bộ rễ nhanh chóng.
Được biết, diện tích thanh long Bình Thuận bị nhiễm bệnh này trên dưới 1.000ha, với mức độ gây hại khác nhau, tập trung tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc.
Related news
Theo kết quả giám định một số mẫu bệnh đốm trắng trên cành thanh long do Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận gửi đến, qua kết quả phân lập và giám định tác nhân đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long là do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.
Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau.
Bệnh hại mới nguy hiểm trên cây thanh long. Theo nông dân, khi “dính” bệnh này sẽ khiến nhánh thanh long bị thối, chết cành già không thể cứu vãn.