Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Quản lý bệnh hại lúa ở giai đoạn đòng trổ

Quản lý bệnh hại lúa ở giai đoạn đòng trổ
Author: Hoàng Vũ - Thanh Tuyền
Publish date: Tuesday. February 8th, 2022

Vụ lúa đông xuân 2021-2022 ở ĐBSCL đang ở giai đoạn đòng trổ rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến năng suất cuối vụ nên được nông dân luôn quan tâm.

Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) trên lúa. Ảnh: Hoàng Vũ.

Vì đây là thời kỳ tạo dựng hạt lúa mà lại vô cùng nhạy cảm với điều kiện môi trường cũng như rất thu hút các loại dịch hại. Do đó, nếu nhà nông lơ là trong khâu chăm sóc dù chỉ một chút cũng có thể thất thu trầm trọng. Trong số các dịch hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến lúa đòng trổ thì vi khuẩn gây bệnh là đối tượng được nhắc đến thường xuyên, điển hình là 2 bệnh cháy bìa lá và lép vàng.

Bệnh cháy bìa lá hay còn gọi là bạc lá trên lúa do vi khuẩn Xanhthomonas oryzae gây nên. Vi khuẩn này rất thích hợp phát sinh và gây hại tại các quốc gia nhiệt đới, đo đó ở nước ta bệnh cháy bìa lá xuất hiện quanh năm, từ vụ này sang vụ khác và luôn là một đối tượng cần được quan tâm.

Theo các cơ quan chuyên môn thì cháy bìa lá ở nước ta xuất hiện với phạm vi cả nước và đặc biệt ở vụ hè thu bệnh sẽ phát sinh và gây hại nặng hơn. Vi khuẩn Xanhthomonas oryzae có khả năng lưu tồn từ vụ này sang vụ khác. Các cửa ngỏ tự nhiên như khí khổng và các vết nứt ở chân mạ hay vết thương do lá cọ sát vào nhau, do côn trùng gây ra đều là những con đường xâm nhiễm vào mô cây của vi khuẩn

Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae) là tác nhân gây ra bệnh lép vàng trên lúa. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn đòng trổ, vào mùa mưa ẩm có sương mù dày vào ban đêm. Thông thường thì vụ lúa hè thu và vụ thu đông sẽ bị bệnh lép vàng nhiều và nặng hơn. Khi bệnh tấn công mạnh và sớm sẽ làm năng suất lúa bị thiệt hại nặng nề. Lép vàng khiến hoa lúa biến màu, vỏ trấu chuyển sang xám nhạt hoặc vàng rơm, hạt lúa bị lép do không thể thụ phấn.

Ngoài ra, bệnh còn thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn (khi hạt đã vào chắc), lúc này sẽ làm cho hạt gạo bị thối đen và teo tóp lại. Mầm bệnh lép vàng thường được tìm thấy trong không khí, đất và nước. Chúng sẽ tồn tại trên những bộ phận bị nhiễm bệnh của cây lúa hoặc cỏ dại và rơm rạ trong ruộng. Loại đất, pH, thời tiết và kỹ thuật canh tác của bà con là các yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, lưu tồn của vi khuẩn gây bệnh lép vàng.

Cần chủ động đối phó với bệnh cháy bìa lá và lép vàng để bảo vệ năng suất. Áp dụng sớm các biện pháp tổng hợp, tránh để bệnh có điều kiện xâm nhiễm nặng là việc nên làm trước tiên. Cũng như các loại dịch hại khác, để cắt đứt sự lưu tồn của cháy bìa lá cũng như lép vàng bà con phải vệ sinh đồng ruộng và làm đất  thật kỹ lưỡng, nên chọn giống sạch bệnh để gieo sạ.

Sau cùng, để quản lý hiệu quả 2 bệnh hại này bà con có thể tìm hiểu và sử dụng cặp đôi “Biomycin 40.5WP và Chubeca 1.8SL” của Công ty TNHH TM Tân Thành. Biomycin 40.5WP với hoạt chất Bronopol có tác dụng phòng trị hiệu quả cháy bìa lá và lép vàng, sản phẩm chứa chất diệt khuẩn với tác động tiếp xúc và nội hấp cực mạnh, làm oxi hóa enzyme vi khuẩn và ức chế men Dehydrogenase, làm tê liệt màng tế bào, phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn, giúp khô nhanh bết bệnh, hiệu quả phòng trị cao sau khi phun, ngăn vi khuẩn tấn công sang lúa chưa nhiễm bệnh.

Chubeca 1.8SL – một sản phẩm có nguồn gốc sinh học với vai trò là kháng sinh thực vật có tác dụng giúp lá lúa dày và đứng, hạn chế mầm bệnh xâm nhập, Chubeca 1.8SL giúp cây tạo ra 2 enzyme catalase và peroxidase để cô lập vết bệnh, ngăn chặn kịp thời sự lây lan mầm bệnh với hiệu lực kéo dài. Nhà nông có thể sử dụng cặp đôi với liều lượng Biomycin 40.5WP là 18g/bình 25L và Chubeca 1.8SL là 60 – 70ml/bình 25L.

 


Related news

Khôi phục giống lúa Bao thai Khôi phục giống lúa Bao thai

Giống lúa thuần Bao thai hay còn gọi là Bao thai lùn, có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập vào Việt Nam từ những năm 1970 của thế kỷ 20.

Friday. November 12th, 2021
Những điều cần lưu ý trong chăm sóc ruộng lúa sạ khóm Những điều cần lưu ý trong chăm sóc ruộng lúa sạ khóm

Ruộng lúa sạ khóm sẽ giúp nông dân giảm đáng kể lượng lúa giống gieo sạ nhưng cần phải có kỹ thuật chăm sóc tốt thì lúa mới đạt năng suất cao.

Saturday. December 25th, 2021
Rầy phấn trắng hại lúa Rầy phấn trắng hại lúa

Rầy phấn trắng (còn gọi rầy cánh phấn, bọ phấn trắng), do cơ thể bao phủ một lớp phấn trắng, được ghi nhận dịch hại đầu tiên trên lúa năm 1966 tại Santaram

Friday. January 21st, 2022