Home / Tin tức / Tin thủy sản

Quản lý ao tôm mùa nắng

Quản lý ao tôm mùa nắng
Author: Ban KHKT
Publish date: Friday. September 27th, 2019

Hỏi: Giải pháp phòng bệnh cho tôm khi thời tiết nắng nóng? (Nguyễn Văn Trường, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Trả lời:

Vào mùa nắng nóng, nên che phủ một phần diện tích nuôi để làm chỗ trú ẩn, tránh nắng nóng cho tôm như sử dụng lưới đen chống nắng. Đối với nuôi ao, chủ động nâng và duy trì mực nước tối thiểu 1,2 - 1,5 m trở lên.

Giảm lượng thức ăn hàng ngày, chỉ cho ăn 60 - 70% so với bình thường. Cùng đó, bổ sung Vitamin C, khoáng, men vi sinh đường ruột, chất bổ gan nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Đồng thời, luôn có nguồn nước dự trữ ao chứa để cấp vào nuôi khi cần thiết. Lưu ý nên cấp nước vào ban đêm, tránh cấp nước vào ban ngày làm cho tảo phát triển mạnh.

Để hạn chế khí độc trong ao nuôi cần quản lý độ pH ổn định, định kỳ dùng men vi sinh xử lý đáy ao và xi phông loại các chất thải ra ngoài, xử lý đảm bảo đúng quy định.

Trong quá trình nuôi không để màu nước quá đậm, duy trì độ trong 30 - 35 cm. Vì vậy, cần có chế độ cho ăn hợp lý nhằm hạn chế lượng chất thải trong ao nuôi. Nhiệt độ cao, tảo phát triển mạnh nên thay một phần nước vào ban đêm (nếu có nguồn nước đảm bảo) hoặc dùng vôi CaCO3 liều lượng 10 kg/1.000 m3, hòa với nước tạt đều trong ao nuôi, đánh vào ban đêm (thời điểm 20 - 22 giờ) liên tục trong thời gian 3 đêm để diệt bớt tảo, sau đó dùng chế phẩm sinh học ổn định môi trường đáy ao nuôi.

Hỏi: Tôm nuôi được 40 ngày, kiểm tra thấy độ mặn cao. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (Phạm Văn Sơn, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)

Trả lời:

Độ mặn lý tưởng để tôm phát triển tốt vào khoảng 15 - 25‰, khi độ mặn vượt ngưỡng 30‰ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con tôm. Có nhiều nguyên nhân khiến độ mặn ao nuôi tăng cao, tuy nhiên, thời điểm này có thể do nắng nóng kéo dài làm nước ao nuôi bốc hơi nhanh, kéo theo độ mặn cũng tăng lên.

Giải pháp khắc phục hiệu quả nhất là phải có ao lắng để chủ động trữ nước mưa, đảm bảo cung cấp nước trong mùa nóng. Bên cạnh đó, người nuôi tôm nên chú ý gia cố bờ bao, hạn chế rò rỉ và luôn duy trì mực nước cao đối với mùa này, từ 0,5 m trở lên (nuôi quảng canh), để làm giảm được biến động của môi trường. Trong mùa nóng, mực nước rút rất thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro như mầm bệnh, vi khuẩn gây hại… người nuôi phải chú ý các thông báo quan trắc môi trường để lấy được nguồn nước có chất lượng, ở thời điểm tốt nhất. Sau khi lấy vào ao nuôi thì tiến hành diệt khuẩn lại. Đồng thời kiểm tra các yếu tố môi trường thường xuyên để chủ động xử lý.


Related news

Công nghệ cấp đông cá ngừ siêu tốc Công nghệ cấp đông cá ngừ siêu tốc

Công nghệ có tính năng vượt trội so với công nghệ cấp đông IQF hiện đang sử dụng, như tốc độ cấp đông nhanh hơn với chi phí năng lượng thấp hơn, là công nghệ

Thursday. September 26th, 2019
Thị trường thủy sản nhập khẩu - Tôm hùm Mỹ tăng đột biến, cua hoàng đế giảm mạnh Thị trường thủy sản nhập khẩu - Tôm hùm Mỹ tăng đột biến, cua hoàng đế giảm mạnh

Dẫn nguồn tin từ VnExpress, sau hơn một tháng giảm giá, hiện giá tôm hùm Mỹ tăng 30% so với trước đó, lượng hàng nhập khẩu về Việt Nam cũng giảm mạnh.

Friday. September 27th, 2019
Cơ hội, thách thức thủy sản VN trước vòng xoáy thương mại toàn cầu Cơ hội, thách thức thủy sản VN trước vòng xoáy thương mại toàn cầu

Xét hai lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất là cá tra và tôm, Việt Nam vẫn đang phát huy được những lợi thế nhất định và dần chiếm lĩnh thị phần trong bối cảnh

Friday. September 27th, 2019