Home / Cây ăn trái / Chôm chôm

Phương pháp trồng và chăm sóc chôm chôm

Phương pháp trồng và chăm sóc chôm chôm
Author: Kim Phương, Đình Huệ, Thanh Vũ, Phan Thanh Cường
Publish date: Thursday. June 14th, 2018

Chôm chôm là loại cây ăn trái, thích hợp với những vùng có khí hậu nóng ẩm, ưa đất thịt, cát pha hay sét, tầng canh tác dầy, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Chôm chôm trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất (khoảng tháng 4 - 6).

- Chọn giống:

Hiện có rất nhiều giống chôm chôm như: chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường… Nhân giống chôm chôm bằng hột, bằng phương pháp chiết nhánh hoặc trồng bằng cây ghép.

- Chuẩn bị đất:

Chôm chôm được trồng trên luống (liếp). Luống có chiều rộng từ 7 - 10 m, chiều cao mặt luống tùy thuộc vào độ cao của từng vùng. Nếu đất thấp thì vun mô khi trồng. Ðất làm mô được trộn với phân chuồng hoai mục hoặc phân cá và 0,3 kg super lân

Chôm chôm sạch, an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao

- Cách trồng:

Ðặt cây vào giữa mô đất, lấp đất ngang mặt bầu, không nén đất quá chặt làm đứt rễ cây. Khoảng cách tốt nhất giữa các cây là 6 m x 8 m hoặc 6 m x 6 m. Sau khi trồng tưới thật đẫm, che mát và trồng cây chắn gió cho vườn chôm chôm. Cắm cọc cột cây mới trồng để tránh đổ, ngã.

- Làm cỏ, tủ gốc, bồi đất cho mô:

Làm cỏ thường xuyên kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng 6 tháng, bồi thêm đất cho mô. Hàng năm đắp mô cho rộng ra

Cần thu hoạch chôm chôm kịp thời khi trái bắt đầu chín

- Tưới tiêu:

Cần cung cấp đủ nước cho cây vào giai đoạn cây con, cây đang phát triển lá, ra hoa, đậu trái và phát triển trái. Tránh để ngập úng trong vườn chôm chôm.

Kiểm tra cây trồng thường xuyên để loại bỏ cành bị sâu hại

- Tỉa cành:

Tạo khung tán khi cây còn nhỏ. Sau khi thu hoạch, cắt bỏ những cành đã cho trái, cành giao tán, cành sâu bệnh…

- Bón phân:

Chôm chôm là loại cây cần nhiều đạm và kali. Năm đầu tiên bón 0,2 kg Urê và 0,1 kg KCl/cây chia làm 2 lần. Năm thứ 2 và thứ 3: Bón 0,3 - 0,4 kg Urê và 0,3 kg KCl/cây... Ngoài ra, sử dụng các loại phân bón

qua lá để cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng cho cây vào các giai đoạn sau khi tỉa cành, đậu trái…


Related news

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm

Chôm chôm (rambutan) là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chị từ 1 đến 3%. Sự thúi (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và nhẹ hơn trước khi quả chín. Có lẽ nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân)

Friday. March 4th, 2011
Chăm Sóc Chôm Chôm Trái Vụ Đạt Lợi Nhuận Cao Chăm Sóc Chôm Chôm Trái Vụ Đạt Lợi Nhuận Cao

Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, điều khiển ra hoa, đậu trái nghịch vụ là một kỹ thuật quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận cho người trồng chôm chôm.

Wednesday. July 11th, 2012
Phòng Trừ Bệnh Thối Trái Chôm Chôm Phòng Trừ Bệnh Thối Trái Chôm Chôm

Bệnh này không những làm giảm năng suất nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của trái, do đó việc phòng trừ bệnh cho trái rất có ý nghĩa.

Tuesday. March 20th, 2012
Nhân Giống Chôm Chôm Nhân Giống Chôm Chôm

Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhung có một số đặc trưng hình thái và các đặc tính sinh học khác hẳn. Chôm chôm có hương vị thơm ngon, cùi giòn hợp khẩu vị với đa số các dân tộc châu Á

Friday. March 4th, 2011
Bí Quyết Trồng Chôm Chôm Bội Thu Bí Quyết Trồng Chôm Chôm Bội Thu

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta

Friday. March 4th, 2011