Phương pháp nuôi tôm trong mùa mưa
Ao nuôi cần được cung cấp nước đầy đủ, xử lý nước và lắng nước theo đúng quy trình.
Cần lắp đặt hệ thống quạt nước đúng kỹ thuật. Ảnh: Kim Há
Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao:
- Mỗi quạt có thể cung cấp oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch. Vì vậy, cần lắp quạt nước đúng kỹ thuật.
- Tăng cường hệ thống oxy và hệ thống lưới đáy ao, giúp hạn chế phù sa và tăng thêm diện tích cho tôm ở.
Làm hệ thống đáy lót ao, rắc vôi bột để khử trùnvà tăng độ pH cho nước. Ảnh: Ngọc Hà
Tăng cường bón vôi trong ao nuôi:
Trước cơn mưa cần rải vôi dọc bờ ao. Sau mưa bón vôi bổ sung độ pH để tôm không bị sốc.
Mật độ thả:
Thả với mật độ <25 con/m2.
Quản lý thức ăn: Cần theo dõi lượng thức ăn, nếu dư thừa sẽ gây hiện tượng tôm đóng rong và tảo lục phát triển mạnh.
Xử lý nước đục trong ao:
- Với ao 5.000 m3 nước, dùng 125 kg rơm khô thả dọc bờ ao, kết hợp 10 kg BLUEMIX. Rơm bó khoảng 3 - 5 kg/bó, thả xuống ao, khi thấy nước quanh bó rơm có màu đỏ thì vớt lên, lặp lại 2 - 3 lần.
Thường xuyên kiểm tra mẫu nước. Ảnh: Minh Đức
- Dùng 150 kg thạch cao, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn đục thì tăng nồng độ ở lần 3.
Chú ý khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100 ppm.
Nước ao bị đục cần xử lý kịp thời, tránh cho tôm khỏi bị ngạt. Ảnh: Huỳnh Sử
- Khi nước giảm đục cần gây màu nước bằng cách dùng BLUEMIX với liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m3 nước...
Related news
Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hai giai đoạn trên ao lót bạt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
Để tôm nuôi đạt hiệu quả, người nuôi tôm cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên và kịp thời điều chỉnh các thông số môi trường khi có biến động bất thường.
Người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.