Phục hồi nuôi trồng thủy sản, tạo đà xuất khẩu cuối năm
Nếu như những tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất thuỷ sản đôi lúc chững lại thì thời điểm này, đã có thêm nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu. Điều này góp phần quan trọng, tạo đà thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước hồi phục và phát triển.
Vượt qua khó khăn
Trong 8 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 715 nghìn ha (tăng 0,9% cùng kỳ năm ngoái), sản lượng đạt 657,7 nghìn tấn, (tăng 3,9% cùng kỳ năm ngoái, đạt 63,9% kế hoạch năm); diện tích nuôi cá tra đạt 3,86 nghìn ha (tăng 0,1% cùng kỳ năm ngoái), sản lượng đạt 1.079 nghìn tấn (tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 66,6% kế hoạch năm). Có 764 cơ sở, nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học cải tạo, xử lý môi trường với công suất thiết kế mỗi năm là 2 triệu tấn thức ăn cho tôm, 9,9 triệu tấn thức ăn cho cá và các loài thủy sản khác, đủ năng lực sản xuất phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng gặp khó khăn với khoảng 22.550 ha diện tích nuôi, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh, biến đổi môi trường, thời tiết. Bên cạnh đó, các đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường lớn như Mỹ, EU… giảm mạnh, dẫn đến lượng hàng tồn kho nhiều; giá cả một số hàng hóa, vật tư đầu vào phục vụ phát triển thủy sản vẫn ở mức cao, cước vận chuyển tăng cũng tạo áp lực lên hoạt động sản xuất.
Tận dụng cơ hội
Đến thời điểm này, sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực. Trước hết đó là sự phục hồi của một số thị trường chính trong 3 tháng gần đây như thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc khi doanh số xuất khẩu tôm liên tục tăng. Đánh giá Hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn xuất khẩu của Cơ quan Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm Mỹ – FSIS (Bộ Nông nghiệp Mỹ) có kết quả tích cực, không có lỗi lớn, đã khẳng định uy tín và chất lượng cá tra Việt Nam.
Điều này cũng tạo thuận lợi cho xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. Sau khi Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, người tiêu dùng Nhật thận trọng hơn với sản phẩm thuỷ sản nội địa. Không chỉ vậy, các thị trường khác cũng cân nhắc việc nhập khẩu từ Nhật Bản, riêng Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm từ ngày 24/8. Cơ cấu xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trường thế giới thay đổi chính là cơ hội lớn cho thuỷ sản Việt Nam chuyển mình.
Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch cá tra. Ảnh: ST.
Nỗ lực thay đổi với những kế hoạch cụ thể
Tại hội nghị “Bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh mới” diễn ra ngày 9/9 tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Thủy sản là ngành hàng có tỷ trọng lớn, tuy sản xuất tăng, sản lượng đạt khoảng 5,93 triệu tấn, tăng 1,9%. Tuy nhiên so với năm ngoái thì còn chậm khi xuất khẩu chỉ mới đạt 5,89 tỷ USD, giảm 25,4%. Nếu không duy trì được đà tăng trưởng, không tăng tốc xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn ngành.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, trong tình hình mới, nuôi trồng thủy sản cần tính lại vấn đề sản xuất của toàn chuỗi từ thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học. Sức cạnh tranh nằm ở giá thành, phải giảm giá thành, nếu mãi đường mòn, vẫn cách làm cũ trong bối cảnh mới, không nâng cao được sức cạnh tranh sẽ thụt lùi, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó đạt được.
Trước đó, ngày 8/8/2023, Bộ NN&PTNT đã có công văn số 5386/BNN-TS đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm. Trong công văn, Bộ đề nghị các địa phương ổn định nuôi các đối tượng thuỷ sản chủ lực, đẩy mạnh nuôi trồng trên biển và các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Duy trì diện tích nuôi sinh thái, hữu cơ, tôm lúa, tôm rừng, quảng canh cải tiến, kết hợp các biện pháp tăng năng suất, sản lượng nuôi ở những khu vực này để phát huy lợi thế sản phẩm tôm sú; phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở những vùng có đủ điều kiện hạ tầng và kiểm soát tốt các khâu sản xuất.
Tập trung phát triển chuỗi cá tra từ giống, thức ăn đến nuôi thương phẩm. Phát triển nuôi trồng trên biển xa bờ với các đối tượng nuôi có thể cho sản lượng lớn như cá chẽm, cá chim vây vàng, cá giò/bớp…cùng với tạo sinh kế, nuôi gắn với bảo vệ môi trường ven bờ. Phát triển nuôi hồ chứa và các đối tượng đặc hữu, có giá trị kinh tế của địa phương. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến ở tất cả các khâu trong quy trình nuôi để tăng tỷ lệ sống, giảm hệ số thức ăn. Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, kịp thời đưa ra khuyến cáo và cảnh báo người nuôi; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Related news
Nhằm kiểm soát IUU trong toàn bộ quá trình chuỗi và đảm bảo truy xuất nguồn gốc, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Điểm nổi bật của Lễ hội cá tra lần thứ nhất năm 2022 ở thành phố Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) sẽ là các hoạt động trải nghiệm không gian cá tra.
Từ đầu năm 2023 đến nay, cả 3 trụ cột tăng trưởng (giải ngân vốn đầu tư công, kích thích tiêu dùng và thúc đẩy xuất khẩu) đều đạt kết quả tốt hơn năm trước.