Phòng và trị bệnh đường ruột trên cá trắm cỏ
Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ
1. Bệnh lý
– Triệu trứng bên ngoài có thể quan sát được: Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng.
– Dấu hiệu bên trong: ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn hôi thối (còn gọi là bệnh viêm ruột). Gan tái nhợt, mật đen thẫm, thận nhũn.
2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động gây nên. Đây là một loại bệnh đường ruột đặc trưng trên cá trắm cỏ. Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi.
3. Phân bố và lan truyền bệnh
– Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.
– Bệnh viêm ruột cá trắm cỏ phát sinh phát triển mạnh khi có điều kiện thuận lợi nhất định như môi trường nước ô nhiễm, thiếu ổn định, thức ăn chất lượng kém..
4. Phòng và trị bệnh:
4.1 Phòng bệnh:
– Quản lý thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm hữu cơ.
– Sử dụng Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2g/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 3 ngày. Mục đích tăng sức đề kháng.
– Thường xuyên kiểm tra ao nuôi thấy xuất hiện bệnh phải có phương pháp điều trị thích hợp
– Bón vôi cho ao nuôi để duy trì pH thích hợp từ 6-8, không để pH quá cao hay quá thấp
– Định kỳ sử dụng các hợp chất sau để phòng bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường nước: N200-pro, Vicato, Vina Aqua, BKA, BKC…(Tháng sử dụng 1 lần).
– Kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái định kỳ 30-45 ngày/lần: Tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho môi trường nước, nâng cao sức đề kháng cho cá, tăng khả năng hấp thu thức ăn.
Quy trình sử dụng chế phẩm VST như sau: Sử dụng 100ml chế phẩm VST + 60 lít nước + 1kg đường Glucose hỗn hợp trên khuấy đều để 30 phút rồi té đều cho 1000-1500m3 ao nuôi. Lưu ý trước khi sử dụng chế phẩm VST cần dọn sạch các thảm thực vật như: bèo, rau muống(nếu có) trên mặt ao và cần kiểm soát mật độ tảo cho phù hợp.
Ngoài ra bà con có thể sử dụng chế phẩm VST loại chuyên dùng để cho cá ăn: Phun chế phẩm lên cỏ cho cá ăn định kỳ 2 ngày một lần, tỷ lệ sử dụng là 5ml cho 20kg cỏ, lá.
4.2 Trị bệnh
Khi cá bị bệnh cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
* Thứ nhất: Hạn chế cho cá ăn trong thời kỳ bị bệnh, có thể giảm 50-70% khẩu phần ăn/ngày đặc biệt là những ngày nắng nóng.
* Thứ hai: Sử dụng các hợp chất sát khuẩn có nguồn gốc hữu cơ, không độc hại với môi trường như N200-Pro, AKH Super-TS249. Các hợp chất này sẽ tiêu diệt triệt để các nguồn gây bệnh cho cá như Nấm, vi khuẩn và virus. Không cho chúng có cơ hội phát sinh phát triển mạnh.
Cơ chế tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cho thủy sản: Các hạt nano Bạc siêu nhỏ bé đâm xuyên qua màng tế bào, phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, nấm, ức chế sự xâm nhập của virus vào tế bào vật chủ (không cho Virus bơm vật chất di truyền vào tế bào vật chủ), vì vậy virus không thể lây lan sang các tế bào lành qua đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra các phân tử nano bạc có diện tích bề mặt lớn sẽ bao phủ toàn bộ các bào tử nấm, tế bào vi khuẩn ngăn cản các tế bào này lấy oxi từ môi trường do đó các phản ứng hóa sinh trong tế bào nấm, vi khuẩn không thực hiện được. Chính vì lý do này mà chúng không tạo được năng lượng trong quá trình sống. Vi sinh vật gây hại sẽ bị tiêu diệt một các triệt để.
Trong thời kỳ cá bị bệnh cứ 1 tuần xử lý một lần, xử lý liên tục 2-3 đợt liên tục kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh thì cá sẽ khỏi bệnh.
* Thứ 3: Sử dụng thuốc kháng sinh thế hệ mới, sử dụng một trong 2 loại thuốc sau:
- Sử dụng thuốc FLORFENICOL 20%: 100g thuốc trộn với 100kg thức ăn.
– Sử dụng thuốc SULFATRIM, tùy vào tuổi của cá mà có cách phối trộn khác nhau:
+ Cá dưới 2 tháng tuổi: 1kg thuốc trộn với 400-500kg thức ăn
+ Cá trên 2 tháng tuổi: 1kg thuốc trộn với 500-600kg thức ăn
Lưu ý: Trộn đều thuốc với 50% khẩu phần thức ăn trong ngày, sau đó bao ngoài bằng dầu ăn, để khô 15 phút mới cho ăn.
Tags: phong va tri benh duong ruot, ca tram co, nuoi ca, nuoi trong thuy san