Phòng Và Trị Bệnh Cho Tôm Thẻ Chân Trắng
Hiện dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng chưa phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng với đà gia tăng diện tích và nuôi công nghiệp trên qui mô lớn thì dịch bệnh xuất hiện là điều không thể tránh khỏi. Một số bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng là:
Bệnh Taura
Khi tôm bị bệnh có triệu chứng phổ biến là cơ thể và các bộ phận khác có màu đỏ hoặc đen hồng , biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào đìa nuôi . Gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng, thường là tôm chết lúc lột xác. Bệnh rất nguy hiểm với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh ngắn và có thể gây chết đến 95 % tôm. Tôm chết hay chìm xuống đáy và 2-3 ngày sau nổi lên mặt ao và thấy nhiều tôm chết quanh bờ.
Bệnh này do một số tổ hợp mầm bệnh gồm vi khuẩn Vibrioharveae và 3 loại virus gây ra. Bệnh Taura có thể lây nhiễm sang tôm sú. Bệnh Taura còn gọi là bệnh đỏ đuôi, được các nhà khoa học tìm ra năm 1992 tại châu Mỹ. Theo đặc điểm hình thái thì virus gây ra bệnh Taura là virus họ Picornaviridae. Virus này xuất phát từ trong tế bào chất và sau đó lây sang các biểu mô và biểu bì tôm bệnh.
Bệnh Taura xuất hiện từ khi tôm nuôi được 2 tuần tuổi cho đến khi trưởng thành, đến giai đoạn lột xác và có khả năng cấp tính làm tôm èo ọt, mềm vỏ, phá hủy hệ tiêu hóa và khuyếch tán, lan truyền rất nhanh. Bệnh này rất khó phát hiện bằng mắt thường do đường kính của bệnh phẩm rất nhỏ và trôi nổi lơ lửng trong môi trường.
Khi ao tôm đã bị bệnh Taura thì không có thuốc đặc trị. Phòng bệnh bằng cách quản lý tốt môi trường nuôi, hạn chế đến mức tối thiểu những xáo động của các yếu tố môi trường , tránh ô nhiễm nguồn nước. Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các loại vitamin làm tăng sức đề kháng cho tôm.
Nhiễm cầu trùng
Thường phát sinh khi nhiệt độ môi trường tăng, nước mặn hơn khiến tôm bị rụng đầu, gan sưng tấy, có lúc màu đỏ, lúc màu trắng, vỏ tôm mềm. Bệnh lây lan nhanh nên dễ chuyển thành dịch. Hạn chế bằng cách thay nước sạch trong nhiều ngày, mỗi ngày thay nhiều lần, lượng nước thay mỗi lần một ít để tôm khỏi bị sốc. Cách li những ao bị bệnh. Cho tôm ăn thức ăn có trộn acid Flohidric.
Nhiễm khuẩn ở tôm giống
Tôm bị đứt râu, rụng chân, thối mắt, đen mang, rữa mang, gan sưng đỏ. Tuy mức độ gây hại không cao nhưng nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến chết hàng loạt . Xử lý bằng cách áp dụng các biện pháp tiêu độc, thay nước, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn.
Tóm lại: trong quá trình nuôi tôm, công tác phỏng bệnh là rất quan trọng, để hạn chế các loại bệnh cho tôm cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh như điều tiết môi trường sinh thái cho phù hợp với thời kỳ sinh trưởng của tôm. Định kỳ cho tôm ăn thức ăn đã tẩm thuốc hoặc chỉ tiến hành khi thấy những những phát sinh bất lợi ở tôm, hay chất nước trong ao không tốt. Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt để tăng sức cường tráng cho tôm. Thỉnh thoảng trộn tỏi vào thưc ăn để diệt khuẩn, trị bệnh đường ruột và kích thích tôm ăn.
Related news
Bệnh do vi bào tử trùng ở tôm (Enterocytozoon hepatopenaei-EHP) không phải là bệnh mới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học tại Đại học Mahidol (Thái Lan) đã cảnh báo về sự lây lan ký sinh trùng này.
Tỏi được dùng để phòng trị nhiều bệnh (đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gan tụy…) trên tôm cá; nhưng đa số người dùng và chế biến tỏi chưa đúng cách, làm giảm tác dụng.
Môi trường ô nhiễm khiến dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành khắp nơi. Mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng của hệ thống nuôi tôm ở một số địa phương giúp cải thiện tốt môi trường nuôi, giảm dịch bệnh.
Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống.