Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến trên cây gấc

Phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến trên cây gấc
Author: Bạn Nhà Nông
Publish date: Friday. December 7th, 2018

Thời gian gần đây, tôi thấy nhiều người trồng gấc cho thu nhập khá nên tôi cũng học hỏi trồng theo nhưng tôi chưa biết cánh phòng trị các loại sâu bệnh hại của loại cây trồng này, Bạn Nhà nông tư vấn giúp? (Trần Thanh Sang)

Anh Sang mến! Cây gấc thường mắc phải một số loại sâu bệnh hại, Bạn Nhà nông giới thiệu để anh có giải pháp phòng trị phù hợp.

Đối với sâu hại gồm có: bọ dừa (bọ cánh cứng) dài 8mm cánh màu vàng ăn phá hoại lá gấc, anh có thể phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Tata 25WG xịt đều trên lá.

Với rầy mềm bu mặt dưới lá hút nhựa, nên xịt Decis 50ND hoặc Vicidi- M 50ND 20- 30 ml/bình 8 lít.

Nhện đỏ tập trung nhiều ở mặt dưới lá thường thấy trong mùa nắng làm úa lá vàng, xoắn lá, dây gấc mọc cằn cỗi nên phòng trừ bằng cách phun Alfamite 15EC hoặc SK Enpray 99EC xịt đều trên lá.

Còn ruồi trái cây phá hại nặng khi gấc có trái. Ruồi chích trái đẻ trứng ấu trùng phát triển phá vỏ trái làm thối trái thì trị bằng cách phun xịt dung dịch Oncol 20EC liều lượng 30 ml/8 lít, vệ sinh lượm đốt bỏ các trái gấc thối rụng.

Sâu xanh ăn hại lá gấc giai đoạn non chúng thường cuốn lá để làm tổ, sau đó chúng tiến hành ăn khuyết lá. Với loại này, dùng thuốc Padan 95SP liều lượng 10- 15 g/10 lít vào chiều mát.

Bệnh hại thường gặp trên gấc như: bệnh đốm lá làm cho mặt trên lá có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá chết héo.

Dây gấc bị bệnh phát triển kém không cho trái hoặc cho ít trái, trái nhỏ phẩm chất kém, phòng trị bằng cách xịt dung dịch Viben- C hoặc Viroral 50BTN lên lá.

Nếu gấc bệnh cháy lá, lá gấc cháy thành đốm hoặc cháy khô cả lá thì phòng trị giống như bệnh đốm lá. Bệnh hoa lá, lá gấc bị đốm vàng xoắn lá dây mọc còi cọc không cho trái, bệnh không có thuốc trị, nên chỉ có thể phòng trừ bằng cách nhổ bỏ phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm truyền bệnh.

Ngoài ra, tuyến trùng tấn công sẽ làm rễ, dây gốc còi cọc phát triển kém, vàng và có thể cho trái hoặc không cho trái. Anh có thể phòng trừ bằng cách rải một hố 30g Vifuran 10H hoặc 20g Vimoca 10G khi gieo hạt hoặc trồng cây con.


Related news

Hiệu quả cây cà tím gốc ghép Hiệu quả cây cà tím gốc ghép

Những năm gần đây việc sử dụng phương pháp ghép ngọn của cây cho năng suất cao lên gốc của cây kháng bệnh là biện pháp hữu hiệu và kinh tế

Thursday. December 6th, 2018
Nuôi gà Ai Cập lấy trứng phù hợp với vùng đồi Sơn Tịnh Nuôi gà Ai Cập lấy trứng phù hợp với vùng đồi Sơn Tịnh

Trung bình mỗi hộ 250 con, loại gà 1 ngày tuổi. Đối với trùn quế gồm 12,5kg/hộ với diện tích nuôi từ 12 - 15 m2/hộ.

Thursday. December 6th, 2018
Nuôi thỏ cho thu nhập ổn định Nuôi thỏ cho thu nhập ổn định

Điển hình là  chăn nuôi thỏ - hỗ trợ người nghèo tăng thu nhập, phát triển kinh tế, giúp nông dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng

Friday. December 7th, 2018